11+ cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt tại nhà đơn giản và hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh về xương khớp thường gặp ở người già, do hiện tượng lão hóa xương khớp tự nhiên ở người lớn tuổi. Tuy nhiên tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa, người trẻ đang có tỷ lệ mắc tăng dần. Thoát vị đĩa đệm có chữa hết được hay không cũng phụ thuộc nhiều tình trạng bệnh cũng như sự kiên nhẫn của người bệnh.

Vì quá trình điều trị kéo dài nên mọi người thường sử dụng các bài thuốc nam bổ trợ vào, cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là một trong những bài thuốc nam đó và được mọi người truyền tai nhau rất nhiều. Nhưng để hiểu rõ về cách sử dụng cũng như công dụng của lá lốt và cách chế biến một cách khoa học nhất cho bệnh thoát vị đĩa đệm thì hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Tác dụng của lá lốt trong chữa thoát vị đĩa đệm 

Để hiểu rõ hơn về tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm của lá lốt hãy cùng tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm như thế nào. Thoát vị đĩa đệm (có tên tiếng anh là: Herniated Disc), là tình trạng mà đĩa đệm nằm giữa các đốt sống bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu của nó và chèn ép lên các dây thần kinh, tủy sống khiến đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

Lá lốt (có tên tiếng anh là: Piper lolot) là loại cây thân thảo thuộc họ nhà tiêu, cây cao khoảng 30 đến 40cm, cây thường trườn trên mặt đất. Lá có hình tim, mọc so le, có gân phân ra từ cuốn lá, có mùi thơm đặc sắc. Cây thường mọc nơi ẩm ướt, gần bờ nước và phát triển rất nhanh.

Theo đông y, cây lá lốt có thể giảm đau, trừ hàn, cầm nôn và đặt biệt có mặt trong nhiều bài thuốc chữa đau xương khớp do công dụng chữa đau nhức xương khớp, phong tê thấp, đổ mồ hôi chân tay, thấp khớp. Bên cạnh đó, do có vị cay và tính ấm nên thường được dùng để chữa các bệnh về rối loạn tiêu hóa như: sình bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy,...

Theo y học hiện đại, hai thành phần chính của cây là lá và thân có nhiều tinh dầu với nhiều thành phần tốt cho sức khỏe của người sử dụng. Hai loại tinh dầu có tác dụng lớn trong điều trị xương khớp là beta-caryophylen và benzyl axetat - chủ yếu nhiều tại phần rễ của cây lá lốt. Hai tinh dầu này có tác dụng chống viêm và giảm đau, thường được dùng để chữa các bệnh về xương khớp, đau răng, nhức đầu và cũng có thể là các bệnh ngoài da.

Như vậy có thể thấy tinh dầu được sinh ra từ cây lá lốt có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh về xương khớp nói chung và bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng. Tuy nhiên người bệnh có nên sử dụng cây lá lốt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà hay không?

 

 Có nên trị thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt tại nhà hay không?

Với các công dụng tốt như trên của cây lá lốt thì người bệnh có nên chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt tại nhà hay không? Theo bác sĩ Minh Tâm thì lá lốt hoàn toàn có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp và đặt biệt hơn là bệnh thoát vị đĩa đệm. Tùy vào tình trạng bệnh mà sẽ có mức độ đáp ứng với thuốc và mức độ phục hồi nhanh hay chậm. Đối với tình trạng bệnh nhẹ người bệnh sẽ thấy rõ hơn công dụng chữa thoát vị của lá lốt so với những người bệnh có tình trạng nặng hơn. 

Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tối ưu người bệnh nên kết hợp cùng với đơn thuốc từ bác sĩ có chuyên môn trong ngành cơ xương khớp. Và tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị, không được tự ý dùng vì có thể mang lại hiệu quả ngược.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt tại nhà

Để hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây lá lốt, người bệnh nên chế biến theo nhiều cách khác nhau, nhằm tránh sự nhàm chán trong quá trình sử dụng và cũng như kết hợp bổ xung nhiều chất khác nhau có lợi trong quá trình chữa trị bệnh. Hãy cùng tham khảo các cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt tại nhà sau: 

1. Nấu nước uống từ lá lốt

Đây là cách đơn giản và tiện lợi nhất cho người bệnh, không phải mất nhiều thời gian cho việc chế biến. Lá lốt chủ yếu mọc ở nơi ẩm ướt và nhiều nước nên có thể bẩn vì vậy trước khi dùng người bệnh nên rửa lá với nước muối và rửa lại với nước sạch nhiều lần để loại bỏ các chất bụi bẩn. Cho lá lốt vào ấm nước đun lên, vì lá lốt có vị cay và khó uống nên lượng lá lốt sẽ phụ thuộc khá nhiều vào người bệnh. 

Đối với người mới sử dụng nước uống từ lá lốt nên cho tỷ lệ lá lốt thấp hơn so với tỷ lệ nước để tập dần quen với mùi vị và vị cay của lá, sau đó sẽ tăng dần lượng lá lốt. Đun sôi trong khoảng từ 5 đến 10 phút để các tinh dầu trong lá tiết ra. Người bệnh có thể loại bỏ bã và dùng nước lá lốt thay cho nước uống hằng ngày.

Ngoài việc dùng lá lốt tươi, người bệnh cũng có thể dùng lá lốt khô giống như trà. Để hãm uống hằng ngày, người bệnh nên ngâm, rửa sạch lá với nước muối và nước sạch sau đó phơi khô. Mỗi lần uống chỉ cần dùng 1 nắm nhỏ và hãm tương tự như pha trà. Đối với trà cũng như nước lá lốt nên dùng nóng sẽ mang lại hương vị đầy đủ hơn và giữ lại tối đa các dưỡng chất trong lá cho người bệnh.

Người dùng có thể đun sôi lá lốt với nước để ngâm chân, cách làm tương tự như cách nấu nước uống từ lá lốt tuy nhiên lượng nước sẽ nhiều hơn và nên để nước lá ấm ấm vừa đủ, không quá nóng để tránh gây bỏng. Nên kết hợp giữa ngâm chân và massage để tăng tính hiệu quả của lá lốt trong việc chữa thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể giã nhuyễn lá để đắp vào vùng bị đau trong vòng 10 đến 20 phút.

2. Muối hạt và lá lốt để điều trị thoát vị đĩa đệm

Cách chữa trị này cũng rất giống với đắp lá lốt, tuy nhiên có sự kết hợp với muối để tăng thêm công dụng của phương pháp. Cùng tìm hiểu cách làm dưới đây:

  • Rửa sạch 1 nắm lá lốt với nước muối và rửa sạch lại với nước để làm sạch lá
  • Giã nhuyễn lá lốt đã rửa sạch
  • Cho lá đã giã nhuyễn vào chảo và sao lên với muối trong khoảng 5 - 7 phút, muối sử dụng ở đây có thể là muối tinh cũng có thể là muối hạt, nhưng để mang lại hiệu quả tốt nhất người bệnh nên sử dụng muối hạt
  • Chờ bớt nóng rồi đắp lên vùng bị đau trong vòng 10 đến 20 phút để mang lại tác dụng tối ưu. Tần suất sử dụng phụ thuộc vào người bệnh tuy nhiên nên đắp tối thiểu 1 lần/ngày để có hiệu quả trong việc điều trị.

Muối trong phương pháp này có công dụng như chất đưa các hợp chất trong tinh dầu lá lốt vào cơ thể người bệnh, ngoài ra muối còn có tính sát trùng, giảm đau, chống viêm rất tốt cho quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi kết hợp hai loại này thì sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho quá trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt.

Ưu điểm của phương pháp này là có hiệu quả lớn từ những nguyên liệu đơn giản, tuy nhiên so với phương pháp nước uống lá lốt thì cách này tốn nhiều thời gian hơn trong chế biến cũng như điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. 

3. Lá lốt và sữa tươi

Đây là cách làm có thể ít người chú ý đến, làm tương tự như làm sữa bắp hay sữa bí ngô nhưng thay bằng bí ngô và bắp là lá lốt. Sữa lá lốt này có thể hơi khó uống vì có hương vị khác lạ so với những loại sữa khác trên thị trường. Hãy cùng theo dõi cách làm dưới đây:

  • Trước tiên, ngâm lá lốt với nước muối trong vòng 5 phút, sau đó rửa sạch lại với nước để loại bỏ bụi bẩn ở mặt trên và mặt dưới của lá lốt.
  • Xay nhuyễn lá lốt với một chút nước để lọc lấy nước cốt của lá, người bệnh cũng có thể giã nhuyễn và cho nước vào vắt lấy nước lá lốt. Với cách giã, phải đảm bảo lá được nhuyễn nhất có thể để tăng lượng tinh dầu và tinh chất trong lá được ra hết.
  • Đun sữa tươi trên bếp, sau đó hòa cùng với nước cốt vắt được, đun sôi trong 4 đến 5 phút, mục đích giảm ít nhất hợp chất bị mất trong sữa khi đun nóng.
  • Chia ra uống trong ngày, bảo quản lạnh đối với lượng sữa lá lốt chưa được sử dụng. Khi dùng người bệnh nên hâm nóng lại để có thể dễ uống hơn.

Sữa chứa rất nhiều canxi, vitamin D, đạm rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm, khi kết hợp cùng lá lốt sẽ có tác dụng giảm đau, chống viêm và bổ xung các chất cần thiết cho cơ xương khớp. Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý, người bị thoát vị đĩa đệm nên hạn chế ăn các chất béo và ngọt nhiều vì vậy loại sữa tối ưu cho người bệnh là loại ít béo và không đường. Nếu bạn là người dị ứng với các thành phần của sữa hoặc không thể uống sữa lá lốt hãy xem thêm các cách khác bên dưới đây

4. Lá lốt kết hợp với lá trầu không

Lá lốt và lá trầu không là hai nguyên liệu đơn giản dễ tìm với hầu hết mọi người. Lá trầu không cũng có vị cay, có tác dụng trừ hàn, chỉ thống, bên cạnh đó lá trầu không còn có tác dụng trong tăng tuần hoàn máu. Điều này giúp xúc tác trong tác dụng của chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt, ngoài ra muối cũng được kết hợp vào để tăng thêm công dụng. Cách làm như sau:

  • Ngâm lá lốt và lá trầu không với nước muối, rửa sạch lại bằng nước nhiều lần. Sau đó nên giã nhẹ để các hợp chất tiết ra dễ dàng hơn
  • Cho lá trầu không, lá lốt và một ít muối hạt vào nước nóng khuấy tan, hoặc cũng có thể cho vào và đun sôi trong vòng 5 phút. Để hỗn hợp trên ấm thì có thể dùng được.
  • Cho chân vào ngâm kết hợp với massage trong vòng 15 đến 20 phút để tăng tính hiệu quả của bài thuốc.

Sự kết hợp của 3 nguyên liệu là lá lốt, trầu không và muối sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, nhưng người dùng nên lưu ý, không nên sử dụng quá nóng vì sẽ gây bỏng da, nên ngâm chân trong nước ấm ít nhất 1 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

5. Cháo lá lốt hỗ trợ trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Cháo lá lốt cũng là bài thuốc đơn giản và mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Nguyên liệu món này vô cùng đơn giản, bao gồm: lá lốt, bột quế, bột hồ tiêu, trứng tươi, gạo. Cùng theo dõi cách làm sau đây nhé:

  • Lá lốt có thể sử dụng lá lốt tươi hoặc bột lá lốt khô, đối với lá lốt tươi nên dùng lá non, tại gần cuốn, với bột khô của lá non thì sẽ có dưỡng chất cao, đặc biệt với nụ lá lốt sẽ mang lại dưỡng chất cao nhất. Ngâm và rửa sạch lá lốt bằng nước muối và nước sạch.
  • Vo sạch gạo, cho vào nồi để nấu cháo
  • Khi gạo đã nở ra cho các nguyên liệu: lá lốt tươi thái nhỏ hoặc bột lá lốt, bột quế, hồ tiêu.
  • Khi cháo đã nhừ, đập 1 quả trứng gà vào để tăng thêm hương vị, cuối cùng là nêm sao cho vừa miệng.

Trứng gà chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm như: Protein và các dưỡng chất khác, giúp đĩa đệm thêm dẻo dai và giảm độ thoái hóa. Các nguyên liệu như hồ tiêu hay bột quế giúp giúp trị hư hàn, hàn thấp,...Nhưng người bệnh lưu ý không nên nêm quá mặn cũng như quá ngọt, không sử dụng nhiều dầu ăn trong quá trình làm cháo. Người dùng cũng có thể thêm thịt nạc băm vào để tăng thêm dưỡng chất và hương vị.

6. Ngải cứu, chó đẻ và lá lốt trị thoát vị đĩa đệm

Ngải cứu là cây thuốc tốt được nhiều người sử dụng, tinh dầu ngải cứu chứa nhiều chất với thành phần chủ yếu là monoterpen, tricosanol,... giúp an thần, lợi mật, kháng khuẩn, giảm đau, chữa đau lưng. Cây chó đẻ có vị đắng hơi ngọt, thuộc tính mát, có khả năng thanh can nhiệt, giải độc sát trùng, có thể dùng để điều trị các bệnh về cơ xương khớp. Người bệnh cũng có thể xem thêm nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, giúp tăng hiệu quả chữa trị bệnh.

Với sự kết hợp kết hợp của ba thảo dược là ngải cứu, chó đẻ và lá lốt sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt. Dùng hỗn hợp này bôi trực tiếp lên vùng đau để mang lại hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch các nguyên liệu và để cho ráo nước, sau đó cắt hoặc giã nhuyễn. 
  • Sao nóng hỗn hợp trên cho đến khi lá héo và sắc lại là có thể sử dụng được.
  • Đợi thuốc nguội đắp lên vùng bị đau hoặc có thể gói thuốc vào vải để đắp, nên sử dụng liên tục ít nhất 1 lần mỗi ngày.

7. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt, kết hợp cùng đinh lăng và cây xấu hổ

Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên và để ráo nước, cũng có thể dùng các thành phần trên ở dạng khô vì vậy người bệnh nên phơi khô để dùng dần.
  • Cho các nguyên liệu trên vào ấm, tỷ lệ của các nguyên liệu bằng nhau và thường dùng từ 25 đến 30 gram mỗi loại. Cho thêm nước vào ấm và bắt đầu sắc, nên để nhỏ lửa và nấu đến khi còn ⅓ lượng nước ban đầu thì tắt bếp.
  • Lấy nước sắc được và loại bỏ bã, chia ra uống trong ngày, tốt nhất nên uống vào buổi sáng và buổi tối.

Ngải cứu và lá lốt là hai nguyên liệu có công dụng trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Đối với cây xấu hổ, cây chứa các acid amin, acid hữu cơ có tác dụng trong giảm đau tiêu viêm, gây tê, các hợp chất này có trong hầu hết thân cây thuốc và đặc biệt là phần rễ. Đối với cây đinh lăng, thân và cành của cây chữa tê thấp, thấp khớp, đau lưng bên cạnh đó nó còn có tác dụng tiêu sưng viêm, bổ huyết. Khi kết hợp các nguyên liệu này lại với nhau sẽ tăng tính dược của nhau và tăng tác dụng trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt.

8. Kết hợp đỗ trọng, ý dĩ, cỏ xước và lá lốt

Cỏ xước là thảo dược giúp mạnh gân cốt, khi kết hợp cùng lá lốt sẽ nâng cao tác dụng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Đỗ trọng và ý dĩ có tác dụng bồi bổ cơ thể giúp tăng khả năng đẩy lùi bệnh lý. Trong bài thuốc này đỗ trọng và ý dĩ là chất bổ trợ cơ thể giúp tăng hiệu quả của cỏ xước và lá lốt. Cách thực hiện bài thuốc này như sau: 

  • Rửa sạch các loại thảo dược và để cho ráo nước
  • Cho nguyên liệu vào ấm, khối lượng của lá lốt, ý dĩ, đỗ trọng bằng nhau khoảng 15 đến 20 gram, đối với cỏ xước dùng trong khoảng 170 đến 200 gram và thêm 0,5 lít nước.
  • Đun ấm trên bếp, sử dụng mức lửa nhỏ, nấu trong 3-5 phút thì có thể chắc nước ra để sử dụng. Nên uống tối thiểu 2 lần vào buổi sáng và tối.

9. Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà với món canh lá lốt

Trong nền ẩm thực Việt Nam, cũng có các món ăn được nấu từ các nguyên liệu là các bài thuốc vì vậy việc tận dụng ẩm thực để đa dạng hơn trong cách điều trị và tránh trường hợp người bệnh bị nhàm chán với thuốc trong quá trình chữa trị. Lá lốt là một trong các nguyên liệu đó, lá thường được dùng để chế biến một số món ăn. Dưới đây là cách làm món canh lá lốt giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cho người bệnh:

  • Chuẩn bị nồi và cho hành tím vào phi lên cho thơm sau đó cho cà rốt cắt lát vào sào, đối với bước này người bệnh nên lưu ý cho ít dầu ăn nhất có thể để giảm lượng chất béo người bệnh dung nạp vào cơ thể. Sau đó cho nước vào.
  • Đối với thịt thì nên sử dụng thịt bò băm ít mỡ; ướp thịt với tiêu, hạt nêm, hành băm. Khi nước trong nồi sôi cho từng chút thịt bò băm đã ướp vào, sau đó cho cho lá lốt đã cắt vào cùng.
  • Nêm cho vừa miệng, lưu ý không nên nêm quá ngọt hoặc quá mặn.

10. Chữa thoát vị đĩa đệm vô cùng đơn giản và hiệu quả với món trứng rán lá lốt

Cách làm món trứng chiên này vô cùng đơn giản, với những nguyên liệu bao gồm: lá lốt, trứng, hành lá, dầu và chút nước mắm. Các bước làm trứng rán lá lốt như sau:

  • Lá lốt ngâm với nước muối và rửa sạch bằng nước, sau đó thái nhỏ. Hành lá cũng thái nhỏ tương tự hoặc có thể thay thế bằng hành tím cắt lát
  • Cho 4 quả trứng cùng hành lá thái và lá lốt thái vào tô, cho thêm một thìa nước mắm nguyên chất để trứng được thơm ngon hơn.
  • Cho chảo lên bếp, để chảo nóng thì cho dầu ăn vào, lưu ý nên cho ít dầu ăn và loại chảo nên dùng là chống dính để sử dụng ít dầu ăn nhất có thể. 
  • Khi dầu ăn sôi thì đổ hỗn hợp trứng và lá lốt vào. Để tránh trứng bị cháy nên để nhỏ lửa kết hợp đậy nắp. Khi thấy trứng gần chín tới thì tắt lửa và để trong vòng 3-5 phút cho trứng chín hẳn là có thể sử dụng được.

Với trứng là chất giàu Protein rất tốt cho xương khớp, kết hợp cùng với lá lốt sẽ tăng thêm công dụng trong cách chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt. Người bệnh có thể sử dụng với cơm nóng để giảm cảm giác nhàm chán khi sử dụng các phương thuốc đơn thuần. Tuy nhiên, người bệnh cần phải lưu ý không nên cho quá nhiều dầu mỡ và nêm quá mặn sẽ không tốt cho tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm.

11. Chả cá cuốn lá lốt

Nguyên liệu của món ăn này bao gồm: thịt cá băm, thịt nạc heo băm, lá lốt, hành tím băm, tỏi băm, nước mắm. Công thức để thực hiện món này như sau:

  • Sử dụng thịt cá bất kỳ, nhưng nên chọn các loại cá từ biển có thịt giòn và chiên lên có độ dai như cá măng,... Thịt thì nên chọn loại thịt nạc ít mỡ, sau đó băm nhuyễn cá và thịt heo. 
  • Cho cá và thịt đã băm vào tô, cho thêm hành băm, tỏi băm, và một chút nước mắm, hạt nêm, có thể cho thêm chút ớt băm nếu người bệnh thích. Để trong vòng 20 phút để hỗn hợp trên ngấm gia vị. 
  • Lá lốt lựa ra những lá to không bị sâu, mang đi ngâm nước muối và rửa lại nước để cho sạch. Sau đó để cho lá ráo nước.
  • Sau khi lá đã ráo nước, mang đi cuốn với hôn hợp đã ướp, cuốn cho đến khi hết hỗn hợp.
  • Mang đi chiên trong nồi chiên không dầu

Cá và thịt nạc là hai nguyên liệu chứa nhiều Protein, Vitamin D và Canxi rất tốt cho xương khớp, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm. Nhưng khi chế biến người bệnh nên lưu ý, nên chiên trong nồi chiên không dầu để giảm bớt lượng chất béo mà người bệnh nộp vào trong cơ thể và loại nước chấm dùng thì nên hạn chế tối đa độ ngọt và độ mặn.

12. Chả lá lốt chay, món ăn đặt biệt dành cho người ăn chay vẫn có thể “đánh bay” thoát vị đĩa đệm

Các món chứa nhiều Protein chủ yếu là các món từ động vật tuy nhiên người ăn chay vẫn có thể bổ sung Protein từ thực vật để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Dưới đây là là cách làm món chả lá lốt chay giòn và thơm ngon dành cho người không thể ăn mặn:

  • Rửa sạch và thái nhỏ các nguyên liệu bao gồm nấm hương, nấm mèo, lá lốt sau đó cho vào tô trộn với đậu phụ nghiền nhuyễn, cho thêm chút hạt tiêu, hạt nêm chay.
  • Chọn những lá lốt lớn, không bị sâu và rửa sạch với nước muối để cuốn chả
  • Sau khi cuốn xong, cho vào chảo để rán, lưu ý khi rán xong nên để cho ráo hết dầu mỡ trong chả.

Có thể bạn quan tâm: Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng quả đu đủ hiệu quả

Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây lá lốt

Lá lốt là bài thuốc dân gian, nó có tác dụng trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tuy nhiên phải sử dụng trong thời gian dài thì mới có thể có tác dụng rõ. Theo bác sĩ Tâm thì đây là bài thuốc dân gian nên không có tác dụng chính trong việc điều trị bệnh vì vậy đối với trường hợp nặng thì không nên dùng đây là phương pháp điều trị chính. 

Người bệnh nên đến khám tại các trung tâm y tế để có thể có chẩn đoán và phương thức điều trị hiệu quả nhất. Lá lốt chỉ là hỗ trợ trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, nhưng người bệnh cũng không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây ra các tác dụng phụ. Nên sử dụng từ 80 đến 100 gram lá lốt một này để mang lại hiệu quả tối ưu.

Đối với phụ nữ đang cho con bú khi sử dụng quá nhiều lá lốt có thể gây tình trạng mất sữa, đồng thời với những người nóng trong khi sử dụng quá nhiều sẽ khiến tình trạng thêm nghiêm trọng hơn. Người bệnh cũng nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi có quyết định sử dụng lá lốt để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, tránh trường hợp các hợp chất của lá tác dụng lại với thuốc gây mất hiệu lực của thuốc hoặc có thể sinh ra các chất độc hại cho cơ thể người bệnh.

Cách chăm sóc và phục hồi người bị thoát vị đĩa đệm

Người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên ngồi quá lâu, ngồi lâu sẽ tạo áp lực lớn lên cột sống thắt lưng gây căng thẳng và khiến đĩa đệm bị thoát vị ngày càng nặng hơn. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt hằng ngày như đứng lên ngồi xuống liên tục, chuyển động đột ngột,... 

Không nên luyện tập và làm việc quá sức, hạn chế khuân vác các vật nặng để giảm tối thiểu chấn thương cho cột sống. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên tập các bài tập phục hồi dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm được bác sĩ và chuyên gia chỉ định.

Về chế độ ăn, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm nhiều Protein, Vitamin, Canxi, Omega 3. Bên cạnh đó người bệnh thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn các thực nhiều muối, nhiều đường, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,... mục đích nhằm ngừa tăng cân cho người bệnh từ đó giảm đi khả năng viêm và giảm đau cho người bệnh. 


Thoát vị đĩa đệm là một trong các loại bệnh liên quan đến hậu quả của thoái hóa xương khớp. Bệnh này gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày và thời gian điều trị bệnh cũng rất lâu. Vì vậy cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt cũng được nhiều người tìm đến và sử dụng. Tuy nhiên người bệnh cũng nên hỏi ý kiến các chuyên gia trước khi bắt đầu sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

----------------------------------

Thông tin liên hệ của chúng tôi:
Xương khớp Jex
Địa chỉ: 223 Lê Lợi, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: +84348395794
Web: https://xuongkhopjex.webflow.io/
Gmail: Xuongkhopjex@gmail.com