Người bệnh gút có ăn được sữa chua không và tác dụng như thế nào?
Bệnh gút (gout) có ăn được sữa chua không? Bệnh gút có nên ăn sữa chua hay không?... là câu hỏi mà bệnh nhân thắc mắc nhất vì nhiều người nói có thể sử dụng sữa chua để hỗ trợ điều trị bệnh gout trong khi đó các chuyên gia, bác sĩ lại khuyên không nên sử dụng đồ chua. Vậy đáp án của các câu hỏi trên là gì hãy theo dõi bài phía dưới nhé.
Sữa chua là một trong số các sản phẩm từ sữa, được hình thành trong quá trình lên men bởi vi khuẩn. Có rất nhiều nguyên liệu để làm sữa chua tuy nhiên hiện nay sử dụng nhiều nhất là sữa bò. Yaourt là tên tiếng pháp của sữa chua được lên men bởi axit lactic từ các nguyên liệu như sữa bò tươi, sữa bột,... và được thanh trùng bằng phương pháp Pasteur ở nhiệt độ từ 80-90 độ C.
Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin và đào thải axit uric trong máu, khi quá trình này có vấn đề khiến nồng độ axit uric trong máu tăng, các tinh thể monosodium urate monohydrate lắng đọng tại các khớp gây hiện tượng viêm sưng, đau khớp đặc biệt là các khớp ở bàn chân. Gây khó khăn trong vận động và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Bệnh thường xuất hiện ở nam giới từ 40-60 tuổi, do quá trình sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhiều nhân purin, sử dụng nhiều các chất kích thích gây ảnh hưởng đến các cơ quan đào thải, do lối sống không khoa học từ lúc trẻ. Bệnh cũng xuất hiện ở nữ giới sau mãn kinh, xác suất mắc bệnh sẽ tăng theo độ tuổi nên trẻ em và người trẻ thường ít mắc bệnh hơn.
Bệnh gout có ăn được sữa chua không?
Bác sĩ thường khuyên nên hạn chế sử dụng các đồ uống có tính chua, chứa nhiều vitamin C như nước cam, chanh,... và nên kiêng các chất kích thích như cà phê, rượu bia nước ngọt có ga,... Khi sử dụng những chất trên sẽ làm lắng đọng các axit uric trong máu khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn. Tuy nhiên sữa chua không nằm trong đó, đây là loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên nên dùng hàng ngày.
Đại học Hoa Kỳ năm 2012 đã khuyến khích bệnh nhân nên sử dụng sữa chua vì đây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất thiết yếu đối với hệ thống xương, giúp làm giảm triệu chứng đau nhức và sưng viêm ở các khớp. Khi sử dụng điều đặn, hợp lý mỗi ngày thì sẽ không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh mà ngược lại sẽ giúp nồng độ, tình trạng kết tủa axit uric trong thận và các cơ quan khác giảm xuống.
Sữa chua là sản phẩm lên men chứa nhiều hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột như nấm men, lactobacillus bulgaricus, streptococcus lactic, streptococcus cremoris,... những vi khuẩn này có tác dụng chuyển đường đa thành đường đơn, làm giảm đi độ pH, giúp chuyển hóa đạm trong sữa thành các axit amin, peptone. Từ đó giúp làm ổn định nồng độ axit uric trong máu, phòng và hỗ trợ chữa trị bệnh gout.
Quá trình lên men mang đến một số vi khuẩn tạo ra enzym proteaza, có lợi cho đường ruột giúp tiêu hóa làm việc tốt… Axit lactic trong sữa chua được chuyển hóa từ đường lactose giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột, kích thích tiêu hóa tạo cảm giác ngon miệng cho người bệnh, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm.
Một số vi khuẩn có lợi trong quá trình lên men sẽ giúp tăng nhu động ruột loại bỏ một số chất gây hại cho cơ thể trong đó bao gồm cả axit uric nên sữa chua rất tốt đối với người bệnh gout nói chung và người sử dụng nói riêng. Ngoài ra nó còn có tác dụng trong làm giảm các cơn đau cấp tính và ngăn chúng quay trở lại.
Như vậy có thể thấy người bệnh không những ăn được mà có thể sử dụng sữa chua làm một bài thuốc để chữa bệnh gout, tuy nhiên bệnh nhân gút nên sử dụng hợp lý để không mang lại tác dụng phụ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Chỉ nên sử dụng 1 hộp mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Người bệnh gout nên sử dụng sữa chua như thế nào?
Mặc dù sữa chua tốt và có thể dùng để hỗ trợ bệnh gout tuy nhiên sẽ có một số loại sẽ tốt cho bệnh hơn. Vậy người bệnh gút nên ăn sữa chua gì? Và cách ăn như thế nào hợp lý? Theo một số chuyên gia thì để có tác dụng tốt nhất nên chọn sữa chua ít béo hoặc tách béo hay các loại uống thì sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sữa chua khác nhau được làm từ nhiều nguyên liệu, dưới đây là một số loại bạn nên tham khảo:
1. Sữa chua sản xuất từ sữa bò
Sữa chua nguyên kem: Chứa nhiều thành phần dưỡng chất nhất trong các loại sữa chua tuy nhiên hàm lượng chất béo từ 6-8 gam/ hộp là cao nhất nên hạn chế sử dụng nhiều.
Sữa chua ít béo: Trung bình trong mỗi hộp chứa khoảng từ 2-5 gam chất béo, đây là loại được tách béo trước khi bắt đầu vào quá trình lên men. Đây là loại được khuyến khích sử dụng cho người bệnh gout hơn so với sữa chua nguyên kem.
Sữa chua tách béo: Đây là loại được khuyên dùng, mặc dù nó chỉ có khoảng 0,5% chất béo nhưng những chất dinh dưỡng khác vẫn tồn tại.
Sữa chua Hy Lạp: Đây là loại sữa chua người bị bệnh gout hạn chế hoặc có thể không nên dùng vì hàm lượng chất béo cũng như đạm cao hơn so với sữa chua thông thường do loại này được chế biến bằng cách lọc kỹ lớp sữa chua, lên men và loại bỏ lớp nước trong sữa.
Sữa chua đánh bông: Thành phần sữa chua thật sự trong loại kem bông này rất thấp và không đặc như những loại khác, do chứa nhiều không khí và sữa chua có độ bông nhẹ. Nhưng lượng dinh dưỡng lại không được cao nên không được khuyến khích như sữa chua ít béo và tách béo.
2. Sữa chua sản xuất từ các loại sữa khác
Sữa chua dê: Đây là loại được làm từ sữa dê nên có mùi vị thơm nồng, vậy người bị bệnh gút có nên ăn sữa chua này không? Câu trả lời là không, vì nó có hàm lượng chất béo rất cao.
Sữa chua cừu: Là loại có hương vị hơi nồng, tương tự như sữa chua dê nó cũng khá béo và ngậy.
Sữa chua Labneh: Loại sữa chua này rất phổ biến ở Trung Đông, nó đặc như phô mai, mịn và béo, gần giống với kem chua. Chúng thường được ăn kèm với bánh mì và các loại rau gia vị khác.
Sữa chua đậu nành: Có hương vị và độ đặc như sữa chua được làm từ bò tuy nhiên chúng có hàm lượng chất béo thấp, có thể có hoặc không có men. Đây là loại sữa chua được khuyến khích sử dụng nhưng hàm lượng dinh dưỡng lại thấp hơn so với sữa chua làm từ bò.
3. Sữa chua uống
Là loại ở dạng lỏng, dùng để uống, nguyên lý thì vẫn như vậy nhưng cách chế biến và nguyên liệu có phần hơi khác nhau. Sữa chua uống sẽ có hai loại thường thấy là Kefir và Lassi. Kefir có nguồn gốc từ Trung Đông, được làm từ sữa ngựa và không được khuyến khích sử dụng vì có độ béo, kèm theo đó là được lên men có cồn - không tốt cho người bệnh gout. Sữa chua Lassi có nguồn gốc từ Ấn Độ, được chế biến bằng cách thêm nước, sữa chua, thêm gia vị mặn như thìa là, hoặc thêm trái cây để dùng ngọt. Lassi là loại được chuyên gia khuyên dùng vì nó không quá béo bên cạnh đó còn được bổ sung dưỡng chất từ trái cây.
Xem thêm: Cách dùng lá vối trị gout hiệu quả
Top 3 cách dùng cây mật nhân chữa bệnh gout
Lời khuyên từ chuyên gia
Sữa chua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng rất tốt tuy nhiên chúng tôi vẫn nhận được nhiều câu hỏi người bệnh gout có ăn được sữa chua không và ăn loại nào? Hiện nay có nhiều thông tin truyền miệng không đúng rằng ăn sữa chua có thể chữa hết bệnh gout. Nhưng thông tin trên hoàn toàn không đúng, dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành với thông tin trên:
- Sữa chua là thực phẩm bổ xung dưỡng chất và hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh gout nên không được quá lạm dụng cũng như ăn quá nhiều, khi sử dụng quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ.
- Phải có chế độ ăn uống hợp lý như bổ xung các chất dinh dưỡng từ rau xanh, hạn chế sử dụng các chất chứa nhiều nhân purin như nội tạng động vật, hải sản,... Tuân thủ phác đồ chữa trị của bác sĩ và sử dụng các biện pháp hỗ trợ như đậu xanh, lá vối, lá sake, lá tía tô,... Hãy nhớ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng và các bài tập tốt cho xương khớp người bệnh, ngoài ra cũng không nên sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể như cafe, rượu bia, nước ngọt, đồ uống có vị chua,...
- Không nên sử dụng nếu có dấu hiệu bất thường như dị ứng hoặc dấu hiệu bất thường của sữa chua, nên bảo quản sữa chua tại nơi thích hợp để mang lại nhiều dưỡng chất và hiệu quả tốt nhất.
- Bên cạnh đó nên duy trì cân nặng phù hợp, uống nước đều đặn từ 2-3 lít nước mỗi ngày để đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, đặc biệt là lượng axit tồn dư ở thận.
Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bệnh gout có ăn được sữa chua không? Bị gout có ăn được sữa chua không? Bạn nên tìm hiểu rõ hơn về sữa chua để xem nó có phù hợp với mình hay không và cho ra một phác đồ sử dụng hợp lý, ngoài ra người bệnh còn cần một chế độ ăn uống khoa học và tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để có được lời giải đáp từ các chuyên gia nhé.
----------------------------------
Thông tin liên hệ của chúng tôi:
Xương khớp Jex
Địa chỉ: 223 Lê Lợi, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: +84348395794
Web: https://xuongkhopjex.webflow.io/
Gmail: Xuongkhopjex@gmail.com