Bệnh gút có ăn được tôm không? Trả lời thắc mắc về bệnh gút

Bệnh gút có ăn được tôm không? bệnh gút có ăn được tôm đồng không? chắc sẽ được nhiều bệnh nhân mắc bệnh gout quan tâm và các chuyên gia tại Xương khớp Jex cũng vậy nhận được rất nhiều câu hỏi này từ bệnh nhân. Khi các loại hải sản luôn được người bệnh kiêng trong công cuộc chữa bệnh của mình. Vậy đáp án của các thắc mắc này là gì? Hãy cùng bác sĩ Anh và trung tâm Xương khớp Jex giải đáp thông qua bài viết được chúng tôi sưu tầm và viết dựa trên kiến thức chuyên môn dưới đây nhé. 

Tổng quan về bệnh gout

Bệnh gout hay gút là bệnh mạn tính và sẽ quay trở lại với bệnh nhân, khi họ có lối sống không lành mạnh. Việc này là kết quả của quá trình hấp thụ axit uric quá mức. Cơ thể đào thải không kịp lượng axit dư thừa sẽ tích tụ sản sinh các muối urat quanh các khớp gây viêm nhiễm. Biểu hiện của bệnh nhân gout phổ biến nhất là các cơn đau quanh các khớp hoặc các u đau. Việc chẩn đoán bệnh viêm khớp gút cần được thực hiện khám lâm sàng tại các đơn vị y tế uy tín.

Bệnh gút
Tình trạng đau đớn do bệnh gút gây ra

Thành phần dưỡng chất có trong tôm như thế nào?

Bệnh gout đòi hỏi bệnh nhân có chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt phù hợp song song với việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Vì thế, bệnh gút có ăn được tôm không, hãy xem tôm mang đến những dưỡng chất gì cho cơ thể ta.

Cung cấp Protein

Trung bình trong 100gr thịt tôm chứa 24gr protein. Nhiều hơn lượng protein mà thịt cá mang lại.Đối với cơ thể, protein đóng vai trò quan trọng và là thành phần thiết yếu đối với tế bào. Protein là thành phần trong việc cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể. Để tế bào có thể duy trì hình dáng có sự góp sức đáng kể của protein trong việc hình thành khung tế bào. 

Vitamin B12

Vitamin B12 hay cobalamin là một trong những loại vitamin thiết yếu của cơ thể. Vai trò chính của cobalamin là hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất ADN. Theo các chuyên gia khuyến cáo, một người lớn trung bình cần 2,4 microgam mỗi ngày.

Dưỡng chất trong tôm

Bổ sung Sắt

Có khoảng 2/3 lượng sắt được tìm thấy trong cơ thể đến từ huyết sắc tố (hemoglobin). Hiểu đơn giản, sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp huyết sắc tố, thứ sẽ giúp vận chuyển oxy đến các cơ. Vì vậy, sắt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mô và cơ quan của cơ thể con người.

Cung cấp Canxi

Canxi trong cơ thể chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể và có thể tìm thấy 99% canxi của cơ thể trong xương. 

  • Trong xương, muối canxi chiếm đa phần muối khoáng, thứ cấu tạo 50% xương của cơ thể.
  • Canxi ngoài xương không quá 10gr, nhưng là thành phần cần thiết trong quá trình đông máu và các hoạt động thần kinh cơ.

Tùy vào độ tuổi khác nhau mà canxi trong cơ thể sẽ đóng vai trò khác nhau. Trẻ nhỏ cần canxi để phát triển cao lớn và người lớn cần canxi để chắc khỏe và ngăn ngừa các bệnh về xương.

Bị gút có ăn được tôm không?
Tôm là thực phẩm cung cấp lượng lớn canxi

Omega 3

Omega 3 là một loại axit béo mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, mà phải hấp thụ từ thực phẩm. Omega 3 chiếm số lượng lớn trong não người, vì thế bổ sung đủ omega 3 cho trẻ nhỏ sẽ giúp trẻ phát triển IQ cao hơn. Ngoài ra, Omega 3 còn giúp cải thiện chức năng nhìn của mắt, cho sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh,tác dụng giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride máu, giảm LDL-cholesterol,...

Hàm lượng Selen dồi dào

Selen có tác dụng chống oxy hóa tương tự vitamin E. Ở hormone tuyến giáp, selen là một phần của các enzyme khử i-ốt. Bệnh Keshan được tìm thấy trên bệnh nhân thiếu hụt selen. Đây là một bệnh lý do virut gây ra tại cơ tim của trẻ em và nữ giới dưới 30.

Người bị bệnh gút có ăn được tôm không?

Người bị bệnh gút có ăn được tôm không?
Người bị bệnh gút có ăn được tôm không?

Tôm là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, với nguồn dưỡng chất dồi dào và phong phú góp phần phát triển cơ thể. Hàm lượng canxi lớn trong tôm sẽ giúp xương phát triển hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, trong tôm lại chứa một lượng lớn purin - thứ sẽ được cơ thể tiêu hóa và sản sinh axit uric. Điều này lại vô tình đưa bệnh nhân gút vào tình thế khó khăn trong việc kiểm soát lượng axit uric trong máu.

Trong 100gr thịt tôm các loại có đến 150mgr purin, số lượng tạm chấp nhận được cho một bệnh nhân viêm khớp gút. Tuy nhiên, việc tiêu thụ tôm trong khẩu phần ăn của người mắc gút được khuyến cáo là không nên. Chắc chắn bạn đã câu trả lời cho câu hỏi: “Bị gút có ăn được tôm không? Hãy cùng theo dõi các món chế biến từ tôm sao cho ít mang lại lượng nhân purin cao được chuyên gia chúng tôi sưu tầm dành cho người bị bệnh gout nhé. Mặc dù là cách chế biến ít nhân purin nhất nhưng so với lượng khuyến cáo dành cho bệnh nhân gút thì nó vẫn khá cao vì vậy người bệnh nên hạn chế ăn ở mức tối đa.

Các món ăn chế biến với tôm cho người bệnh gout

Tôm hấp nước dừa

Bị gout ăn tôm được không?
Món tôm hấp nước dừa dành cho người bệnh gout

Trong văn hóa ẩm thực nhiều vùng ở Việt Nam, nước dừa là một trong những nguyên liệu không thể thiếu cho món ăn đậm vị. Ngoài ra, nước dừa còn bổ sung lượng nước dồi dào cho cơ thể, giảm các vấn đề về tiết niệu, lợi cho tiêu hóa và tiêm mạch. Bên cạnh đó nước dừa còn có hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh gout. Khi kết hợp nước dừa và tôm sẽ giúp làm ổn định hơn lượng purin mà cơ thể nộp vào.

Nguyên liệu cần có:

  • 200 gram tôm sú
  • 200ml nước dừa
  • 1/4 lát  chanh dây
  • 1/5 gừng
  • 1/5 tép sả
  • 10 gram hành tím
  • Muối tiêu lá chanh
  • Sốt mayonnaise, tương ớt (nếu có thể ăn cay)
  • Rau củ ăn kèm có thể lựa chọn xà lách xoăn, cà chua, dưa leo
  • Gia vị chế biến khác

Bước thực hiện tôm hấp nước dừa chuẩn đầu bếp

  • Cách 1: Tôm mua về cắt bỏ phần xúc tu, rửa sạch, để ráo. 
  • Bước 2: Nước cốt dừa. Chanh dây bỏ vỏ, bỏ hạt, để riêng. Gừng, sả, hành tím bỏ vỏ, rửa sạch và thái nhỏ. Rau xà lách rửa sạch để ráo, cà chua, dưa chuột xắt miếng vừa ăn. 
  • Bước 3: Chuẩn bị nồi hấp, cho nước dừa tươi, sả, gừng, hành tím băm nhỏ và một số gia vị như hạt nêm, muối vào nồi, đun lửa vừa, cho tôm vào hấp khoảng 20 phút cho đến khi tôm chín. Lớp vỏ ngoài chuyển sang màu đỏ hoàn toàn thì tắt bếp. 
  • Bước 4: Vớt tôm ra đĩa và trang trí với các loại rau, mời gia đình thưởng thức, phần nước hấp còn lại trong nồi rất ngọt và ngon, các bạn giữ lại để ăn cùng tôm nhé.

* Lưu ý: Đối với người bị bệnh gút, việc tiêu thụ 200 gram tôm cũng là khá nhiều, nên cân nhắc có thể ăn 1 nửa hoặc kèm theo các loại rau xanh thật nhiều và nhớ uống nhiều nước hơn bình thường. 

Có thể bạn quan tâm: Chữa bệnh gout bằng đậu xanh hiệu quả tại đây

Tôm luộc chấm muối ớt xanh

Tôm luộc chấm muối ớt xanh
Tôm hấp chấm muối ớt xanh

Để việc ăn tôm được trọn vị nhất, không có công thức nào qua được tôm luộc, sau đó chấm với muối ớt xanh. Tinh túy trong cách ăn này đến từ công đoạn làm đồ chấm phải thật bài bản.

Nguyên liệu cần có:

  • Ớt xiêm xanh: 50 gram
  • Chanh không hạt: 1 trái
  • Sữa đặc: 30 gram
  • Đường trắng: 25 gram
  • Muối: 7 gram
  • Lá chanh: 5 lá non

Bước thực hiện muối ớt xanh:

  • Bước 1: Ớt xiêm xanh bỏ hạt và cuống, cắt nhỏ lá chanh. Sau đó, rửa sạch ớt và lá chanh, để ráo nước. 
  • Bước 2: Cắt bỏ phần vỏ chanh trước khi vắt chanh lấy nước. Nếu bạn sử dụng chanh có hạt, thì nhớ vớt bỏ hạt nha.
  • Bước 3: Xoay nhuyễn ớt, lá chanh, muối, đường chung với nhau. Nếu không có máy xay, bạn có thể dùng cối giã nhuyễn hoặc  băm đến khi thật nhuyễn. 
  • Bước 4: Cho sữa đặc và nước cốt chanh ở bước 2 vào xoay đến khi cho hỗn hợp mịn. Trường hợp không có máy xoay bạn chịu khó khuấy đều bằng tay cũng sẽ cho kết quả gần vậy.
  • Bước 5: Bạn có thể nêm nếm lại để phù hợp với khẩu vị của bản thân.

Các nguyên tắc chế biến và thưởng thức tôm đối với bệnh nhân gout

Người bị gút không được sử dụng tôm thường xuyên

Như bạn đã biết, trong 100 gram tôm có đến 150 mg purin. Vì thế, việc tiêu thụ tôm quá nhiều hoặc thường xuyên sẽ tăng nguy cơ sản sinh axit uric máu. Từ đó góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh gút.  

Tuy nhiên, tôm lại dồi dào dinh dưỡng và những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Theo các khuyến cáo của bác sĩ, người bệnh gút có thể hấp thụ 1 gram protein tương đương với 1kg cơ thể. Vậy 1 người bình thường có trọng lượng khoảng 60kg có thể hấp thụ tối đa 60 gram protein mỗi ngày. Tuy nhiên, người mức bệnh gút cần hạn chế so với người bình thường, dao động vào từ 50 - 100 gram tôm mỗi khẩu phần ăn. 

* Lưu ý: việc bệnh nhân ăn tôm cần được giãn cách, tránh việc thường xuyên ăn để hạn chế các nguy cơ không mong muốn.

Theo bác sĩ Anh thì người bệnh có thể ăn tôm do một thời gian dài không dùng nhưng người bệnh nên bổ sung bài thuốc từ dân gian như chữa bệnh gout bằng lá tía tô, hay bằng đậu xanh, lá vối, lá sa kê,... để giảm tối đa tác hại đến thành quả điều trị bệnh.
Người bệnh gút nên hạn chế ăn tôm
Người bệnh gút nên hạn chế ăn tôm

Cách chế biến tôm cho người bệnh gút

Tôm bao gồm cả tôm biển hoặc tôm sông đều nên được chế biến luộc hoặc hấp là ngon nhất. Vừa giữ được toàn bộ dưỡng chất của tôm, vừa hạn chế lượng purin dung nạp vào cơ thể. Các món chiên, xào sẽ là nguyên nhân chính khiến việc căn đo lượng purin hấp thụ vào cơ thể bị sai lệch do bạn thường bỏ qua lượng purin có trong dầu ăn hay bơ (chất béo).

Tránh ăn cùng với các thực phẩm nhiều purin khác

Việc bệnh nhân gout cần khi muốn sử dụng tôm là hạn chế các thực phẩm có nồng độ purin cao khác lại. Các loại có nhân purin cao như thịt đỏ, nội tạng động vật, thủy - hải sản, nấm,... sẽ làm tệ đi bữa ăn khoa học của bạn và nó nghiêm trọng hơn đối với người bị bệnh gút vì có thể cơ thể sẽ không đào thải hết được lượng axit uric cao trong máu.

Ngoài câu hỏi được nhiều người quan tâm là bị gout ăn tôm được không? thì câu hỏi bệnh gút có ăn được sữa chua không? cũng được nhiều người hỏi các chuyên gia bác sĩ của chúng tôi

Chế độ ăn uống và cách phục hồi cho người bệnh gout

Chế độ ăn uống cho người bị bệnh gút hạn chế axit uric

Các loại thực phẩm dành cho người bệnh gout
Các loại thực phẩm người bệnh gút nên sử dụng

Một chế độ ăn khoa học sẽ rất có lợi để duy trì sức khỏe lâu dài cho người bình thường và đặc biệt quan trọng đối với người mắc bệnh gút. Lúc đầu có thể sẽ rất khó khăn, nhưng khi đã quen rồi, bạn hoàn toàn có thể cảm thấy tốt hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.  Chế độ ăn khoa học không có nghĩa là cấm ăn hoàn toàn các thực phẩm có nồng độ nhân purin cao mà là giảm đi các thực phẩm như vậy. Nên người bệnh vẫn có thể sử dụng nhưng phải sử dụng với lượng và tần suất giảm hơn so với mức bình thường. Bên cạnh đó tăng các thực phẩm tốt giúp đào thải axit uric và các thực phẩm không chứa nhiều các nhân purin, thực phẩm lên men,...

  • Nhìn chung chế độ dinh dưỡng khá giống với bình thường, tuy nhiên lượng đạm trong khẩu phần ăn bị hạn chế.
  • Việc cực kỳ quan trọng là hạn chế các sản phẩm giàu purin. Việc hiểu các thành phần cấu tạo nên thứ bạn sắp cho vào bao tử sẽ thật tuyệt vời cho sức khỏe này.
  • Lựa chọn tốt nhất là luộc hoặc hấp thay vì chiên hay xào. Hạn chế tiêu thụ các loại nước dùng được ninh từ thịt, cá hoặc xương.
  • Các chất kích thích cần hạn chế như: rượu, bia, cà phê, trà,... Chưa bao giờ là lựa chọn tối ưu mỗi ngày cho người mắc bệnh gút.
  • Rau xanh và hoa quả cho nhiều chất xơ và vitamin có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ đường tiêu hóa và trẻ đẹp da.
  • Cuối cùng, nước rất quan trọng với cơ thể, nên hãy uống đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày. Trung bình các bác sĩ khuyến cáo là 2 lít một ngày, nhưng tùy vào thể trạng bạn có thể linh động thay đổi.

Cách hồi phục cho người bệnh gout

Chạy bộ giúp phục hồi cho người bệnh gút
Chạy bộ giúp phục hồi cho người bệnh gout

Trong cơn gút: nhất định cho khớp nghỉ ngơi, vì vận động nhiều sẽ khiến tinh thể urat tiết vào khớp nhiều hơn. Kết quả là các khớp trở nên đau hơn. Tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi hoặc cố định bằng nẹp hoặc bó bột để giảm đau tốt hơn. Ngoài cơn gút: phải có kế hoạch lao động và sinh hoạt phù hợp với bệnh đau khớp. Nếu bạn làm quá nhiều sẽ làm tổn thương các khớp nhanh hơn.

  • Giảm cân và tránh béo phì.
  • Thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ nhàng, vừa sức sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng và khỏe lên từng ngày.
  • Tránh làm những công việc nặng nhọc, vất vả hoặc gắng sức.
  • Giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm lạnh, tránh mưa rét.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng (stress là một trong những yếu tố gây ra cơn gút cấp).
  • Ngâm chân bằng nước nóng mỗi tối, có thể ngâm chân thường xuyên nhưng không được dùng nước quá nóng, không nên ngâm chân khi bị viêm cấp tính.


Bệnh gút có ăn được tôm không? bị gút có ăn được tôm không? tất nhiên là có thể ăn, nếu bạn tuân thủ các nguyên tắc được bài viết này đề cập đến hoặc khuyến nghị của bác sĩ. Hãy luôn lưu tâm đến sức khỏe của bản thân trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Hạn chế lượng purin cơ thể hấp thụ là góp phần quan trọng trong đấu tranh đẩy lùi bệnh gút mạn tính không tái phát. Chúc người bệnh sức khỏe và hạnh phúc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào người bệnh có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây.

----------------------------------

Thông tin liên hệ của chúng tôi:
Xương khớp Jex
Địa chỉ: 223 Lê Lợi, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: +84348395794
Web: https://xuongkhopjex.webflow.io/
Gmail: Xuongkhopjex@gmail.com

Instagram: https://www.instagram.com/xuong_khop_jex/

Twitter: https://twitter.com/JexKhop/