Bệnh gút (bệnh gout): Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị

Sức khỏe luôn là điều mà tất cả ai cũng chú trọng nhất là trong tình hình dịch bệnh đang hoành hành như hiện nay, việc có được một thể trạng tốt là một điều đáng quý nhất. Bên cạnh đó vẫn phải nói đến những ai đang mắc phải căn bệnh gút, một căn bệnh không những gây đau nhức mà còn ảnh hưởng đến lối sống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê tất tần tật những thông tin về bệnh gút mà bạn nên biết để kịp thời điều trị.

Bài viết dưới đây được tư vấn bởi Ts. Bs Phạm C. Lăng - Giám đốc chuyên môn lĩnh vực cơ xương khớp trung tâm Xương Khớp Jex. 

Bệnh gút (gout) là gì?

Bệnh gút (gout) là một bệnh viêm khớp thường sẽ gây ra những cơn đau buốt kéo dài suốt hàng giờ liền đồng hồ do sự rối loạn của nồng acid uric làm máu tăng cao, gây viêm đau ở các mô.

Trên thực tế thì acid uric sẽ hình thành trong cơ thể và nhanh chóng bị đào thải qua phân, nước tiểu hoàn toàn sẽ không gây hại gì. Nhưng với những người mắc bệnh gout thì đó lại là một chuyện khác, khi nồng độ của các chất này vượt quá mức cho phép thì nó sẽ tập trung lại nhiều ở các khớp, bám trụ vào đó lâu ngày khiến cho chân bị đau và sưng to lên trông thấy.

Dựa vào số liệu nghiên cứu đã được đưa ra thì tỉ lệ nam giới mắc bệnh gút là nhiều hơn nữ giới, thường nó sẽ rơi vào đàn ông ở lứa tuổi từ 40 tuổi trở lên nhưng cũng không nằm ngoài khả năng những người trẻ chỉ mới 30 cũng có thể bị bệnh.

Bệnh gout
Bệnh gout là bệnh gì?

Các loại bệnh gút

Để có thể xác định phác đồ điều trị cho đúng thì việc xác định các loại bệnh gút ở mỗi giai đoạn là một điều hết sức quan trọng nhằm để bác sĩ theo dõi đúng tình trạng sức khỏe của người bệnh.

1. Tăng acid uric không có triệu chứng

Đây được xem là giai đoạn đầu tiên mà nồng độ acid uric bắt đầu có dấu hiệu tăng cao, thường thì người bệnh sẽ không cảm nhận được là có những triệu chứng bất thường gì xảy ra hay không vì mới là giai đoạn sơ khai nên bệnh sẽ không lộ ra chi tiết nào cả.

Nếu sau đó bị sỏi thận thì người bệnh lúc này mới cảm nhận được những triệu chứng đầu tiên mà căn bệnh này đem lại.

2. Gout cấp tính

Sang đến giai đoạn thứ hai này thì các triệu chứng sẽ thình lình xuất hiện đột ngột có thể là vào ban đêm khi mà thời tiết bắt đầu lạnh dần hoặc sau khi bạn đã uống quá nhiều rượu bia.

Chúng sẽ bắt đầu gây đau nhức dữ dội nhất là ở ngón chân cái, mắt cá chân, bàn chân, đầu gối bạn sẽ cảm giác như chân mình bị ai đó lấy khoan đục lỗ vậy. Đau tận bên trong xương và những chỗ bị đau thì dần sẽ sưng tấy lên, đỏ, phồng rộp.

Lúc này là do các tinh thể urat đã được giải phóng và bạn phải chịu đựng cơn đau đó suốt cả đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ nếu không có thuốc giảm đau. Cơn đau sẽ giảm dần từ 4 - 10 ngày sau.

3. Khoảng giữa các cơn gút cấp tính

Sau cơn gút cấp tính thì ở khoảng giữa này bệnh nhân có thể sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần trong một năm nhất là khi vào thời tiết lạnh tình trạng của bạn sẽ không thuyên giảm tí nào. 

Bệnh gút có thể bùng phát sau đó nó sẽ dịu đi và tiếp tục bùng phát ở đợt kế tiếp. Tốt nhất không nên để tình trạng như vậy tái diễn hoài mà bệnh nhân cần đi khám để tiếp nhận điều trị để tránh giảm biến chứng về sau và khiến cho sức khỏe được cải thiện trông thấy.

4. Gout mãn tính

Đây được xem là giai đoạn nghiêm trọng nhất khi người bệnh để bệnh diễn biến lâu qua nhiều năm mà không đoái hoài đến việc chữa trị. 

Lúc này các hạt tophi hay nói đơn giản hơn là sự lắng đọng của acid uric gây nên hình thành nên các hạt tophi này và nó sẽ tập trung nhiều ở bộ phận như là khuỷu tay, ngón chân cái hoặc bất cứ vị trí nào khác trên cơ thể.

Các tổn thương và cơn đau sẽ mạnh dần, cường độ đau sẽ gây buốt hơn nhiều so với những giai đoạn trước đó. Cho nên nếu cứ trì hoãn mãi thì e là sớm muộn bệnh gút này sẽ càng nặng hơn thôi và chuyện gì xấu xảy đến thì nó sẽ đến.

Có thể người bệnh quan tâm: Nấm lim xanh chữa bệnh gout có tốt không? Tại đây

Nguyên nhân gây ra bệnh gút (bệnh gout)

Sẽ có 2 nguyên nhân chính gây gút gồm có nguyên nhân thứ phát và nguyên nhân nguyên phát.

1. Nguyên nhân thứ phát

Thường ở nguyên nhân thứ phát thì người ta căn cứ là do yếu tố gen (di truyền) gây ra những điều này thật sự hiếm gặp mà nếu có thì tỉ lệ di truyền của nó rất thấp và không có nguy hại gì đáng kể.

Còn không thì bệnh sẽ do lượng acid uric tăng cao hoặc giảm đột ngột cụ thể như sau:

  • Sử dụng thuốc ức chế tế bào: với những người sử dụng các loại thuốc có khả năng ức chế tế bào nhằm kiểm soát các bệnh hoặc khối u ác tính thì việc này sẽ gây ra phản ứng ngược khi bạn đang cố ngăn chặn triệu chứng này thì dấu hiệu của bệnh khác lại xuất hiện. Nó sẽ gây ra một lượng độc tố nhất định trong cơ thể nếu không may vỡ ra thì sẽ phát sinh bệnh gút.
  • Suy thận: nếu chẳng may mắc phải bệnh suy thận thì đồng thời nó sẽ làm suy yếu khả năng thanh lọc acid uric của cầu thận và là tiền đề khiến bệnh nhân mắc luôn căn bệnh này.
  • Các bệnh khác về máu như bệnh bạch cầu, bệnh máu trắng…
  • Dùng thuốc lợi tiểu: một số loại thuốc có chứa thiazid, furosemid, acetazolamid…sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của thận và phát sinh ra bệnh gout.
  • Thuốc kháng lao: với những mắc bệnh ho lao thì họ sẽ có nguy cơ bị gút do lâu ngày sử dụng các loại thuốc chứa kháng lao như pyrazinamid, ethambutol…

2. Nguyên nhân nguyên phát

Nguyên nhân này hiện vẫn chưa được làm rõ cũng như không thể đưa ra câu trả lời một cách thỏa đáng được. Tuy nhiên do việc ăn uống thất thường các loại thực phẩm có chứa nhiều chất purin như nấm, gan, cua, thận…hầu hết nếu những món này mà không được chế biến kỹ lưỡng sẽ chứa nhiều mầm mống gây bệnh.

Đây là nguyên nhân hợp lý sẽ làm tăng mức độ của bệnh. Theo đó 95% xuất hiện bệnh là ở nam giới đặc biệt là người có độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi.

Các triệu chứng của bệnh gout

Những triệu chứng do bệnh gút gây nên sẽ khiến cho người bệnh phải trải qua nhiều giai đoạn đau khác nhau khiến tình trạng sức khỏe của họ bị giảm sút trầm trọng, thậm chí còn khiến cho tâm trạng của họ dần thay đổi trở nên cáu gắt hơn.

1. Thể cấp tính:

  • Cơn đau sẽ đến một cách đột ngột khi bạn vừa ăn xong một bữa thịnh soạn mà hơn nữa trong đó thực phẩm là nội tạng của bò hoặc heo, hoặc thịt chó vì nó có chứa rất nhiều chất đạm khiến cho chân bạn đau nhức nhối, gây sưng đỏ và bạn chỉ có thể ngồi một chỗ mà không di chuyển được.
  • Người bệnh sẽ thấy đau ở các khớp thuộc bàn chân như ngón chân cái, mắt cá chân, ngón chân. Còn những vị trí khác như khớp khuỷu tay, bàn tay, ngón tay, cổ tay…ít bị đau hơn.
  • Cơn đau sẽ không có dấu hiệu thuyên giảm và kéo dài từ 5 đến 7 ngày, nếu muốn không còn đau nữa thì phải dùng các loại thuốc chuyên dụng giảm đau không chứa steroid như là stadnex, cocilone…hạn chế chạm vào chỗ đau vì chạm vào nó chỉ làm bạn thấy khó chịu hơn thôi.
  • Toàn thân bạn sẽ thấy rã rời, bị mất sức và sẽ bị sốt nhẹ.
  • Chỗ bị đau căng nhức hơn và ấm lên
  • Nồng độ acid uric tăng cao lưu ý là khi thực hiện xét nghiệm không thấy chất này tăng dẫn đến việc chẩn đoán nhầm bệnh và bỏ qua việc điều trị.
Triệu chứng của bệnh gout
Các triệu chứng của bệnh gout (gút)

2. Thể mạn tính

  • Nồng độ acid uric tăng cao và hình thành nên các hạt tophi, viêm khớp mãn tính, tăng huyết áp, suy thận…các cục u này xuất hiện kéo theo đó là nhiều bệnh nền khác cũng lăm le tấn công các bộ phận khác của tế bào.
  • Xuất hiện những tổn thương về xương khớp trên hình chụp X-Quang.

Đối tượng dễ mắc bệnh gút

Bệnh gút tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng thật chất nó tiềm tàng những nguy hại rất lớn mà thoạt nhìn ta không thể ước chừng được. Hơn nữa với nhịp sống ngày nay khi việc ăn uống một cách vô thức dần trở nên xảy ra nhiều hơn thì nó kéo theo đó là tỷ lệ người mắc bệnh gút cũng gia tăng.

Bệnh này có thể xảy ra ở mọi đối tượng và thường thì những đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Nam giới sau 40 tuổi: hiển nhiên đây là nhóm đối tượng đứng đầu trong danh sách này là người có khả năng mắc bệnh gút cao nhất. Sở dĩ sự khẳng định chắc nịch này cũng đã có cơ sở do khảo sát cho thấy có hơn 80% người bệnh gút là nam từ độ tuổi 40 trở lên là do họ không có lối sống sinh hoạt lành mạnh. Ít vận động, thường dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ăn nhiều đạm động vật lâu dần những thứ này tích trữ trong cơ thể sẽ đột nhiên bùng phát các mầm bệnh làm tăng nguy cơ cơ mắc bệnh hơn.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh: Ở giai đoạn tiền mãn kinh, các chị em phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều các triệu chứng như rối loạn nội tiết tố đặc biệt là estrogen, khiến các hormone giúp thận bài tiết acid uric ra bên ngoài. Tuy rằng tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này là thấp hơn so với nam giới nhưng nếu bạn cứ sa đọa và lạm dụng chất kích thích thì không sớm thì muộn bạn cũng sẽ mắc bệnh thôi.
  • Di truyền: thường thì khi đi khám các bác sĩ sẽ hỏi là có ai trong gia đình bạn mắc chứng bệnh tương tự hay không vì có rất nhiều bệnh lý dựa trên theo gen di truyền nên những người thân cận huyết sẽ có nguy cơ mắc bệnh gần hơn.
  • Lối sống không lành mạnh: đây được xem là do ý thức của mỗi người trong lối sống sinh hoạt thường ngày nếu bạn chăm tập thể dục, ăn uống điều độ với nhiều thực phẩm dinh dưỡng thì không có chuyện bạn sẽ mắc bệnh gút ở đây. Còn nếu uống rượu, bia nhiều và ăn nhiều chất chứa purin thì nó sẽ làm tăng lượng acid uric bên trong cơ thể.
  • Thừa cân béo phì: do nồng độ chất béo cao khiến cho quá trình tiêu hóa hoạt động không dễ dàng càng làm cho các acid uric tích tụ dần sản sinh ra nhiều hơn. Hơn nữa nhờ nồng độ cao sẽ khiến mức độ viêm toàn thân của các tế bào chất béo sản xuất ra một loại chất có tên là cytokine.
  • Đang sử dụng thuốc: thuốc lợi tiểu, thuốc kháng lao hoặc kháng lại các tế bào sẽ khiến người bệnh mau bị bệnh gout hơn.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Suy thận hoặc những bệnh lý nào về thận, máu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, khiến cho sự bài tiết hoạt động không như mong muốn.

Cách chẩn đoán

Việc chẩn đoán để xác bệnh bạn đang ở giai đoạn thường sẽ rất dễ dàng không có bất kỳ khó khăn đáng kể nào, đặc biệt ngay cả bản thân bạn cũng có thể phát giác ra những triệu chứng dựa trên tình hình quan sát cơ thể mỗi ngày. 

Nếu cứ thấy đau nhức, các khớp chân, ngón chân, mắt cá sưng to, đỏ và đau buốt thì bạn nên đến ngay bác sĩ để được điều trị và theo dõi. 

Bên cạnh đó bác sĩ sẽ khuyến thích bạn làm theo một vài chẩn đoán sau đây để nhằm xác định đúng loại bệnh tránh việc gây nhầm lẫn hoặc các triệu chứng có thể phát sinh giống nhau nhưng không cùng một bệnh gây ra.

1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được cho là phương án tối ưu nhất cũng như là chẩn đoán chính xác nhất vì nó sẽ giúp đo nồng độ acid uric nếu nồng độ mà tăng cao thì xét nghiệm có thể chỉ ra là bạn mắc bệnh gút.

Những điều này còn phải dựa trên những triệu chứng kèm theo bên ngoài mà bạn gặp phải nữa. Nhiều người có thể có lượng uric cao nhưng không đồng nghĩa với việc họ mắc bệnh, như vậy ta không nên vội vàng kết luận khi chưa chắc chắn.

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh gút
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh gout hiệu quả

2. Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm và chụp X-Quang sẽ giúp cho bác sĩ xem coi bạn có bị tổn thương xương khớp, hoặc có các tinh thể hoặc khối u nào kẹt lại trong đó hay không. Chụp X-Quang nhằm để xác định các tổn thương xương khớp và những biến chứng khác có thể xuất hiện do mắc bệnh trong thời gian dài.

3. Kiểm tra dịch khớp

Phương pháp này được xem là một cách chẩn đoán khác nhằm loại bỏ các tình trạng tinh thể khác. Bằng cách lấy một mẫu chất lỏng hoạt dịch của bạn thông qua một cây kim vào trong các khớp xương.

Sau đó chất lỏng này sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi nếu phát hiện được hạt tophi bác sĩ sẽ lấy đó làm mẫu thử.

Cách điều trị bệnh gút

Thông thường nếu như bản thân bạn tự phát hiện ra được những dấu hiệu bệnh gout thì trước mắt bạn nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống cho phù hợp sau đó mới bắt đầu đi khám bác sĩ để bác sĩ kê đơn thuốc điều trị nhằm phòng ngừa hoặc sau khi đã phẫu thuật rồi.

Điều trị bệnh gút bằng thuốc
Sử dụng thuốc để điều trị bệnh gout

1. Cách điều trị bệnh gout

  • Thuốc điều trị cơn đau gout cấp tính

Các loại thuốc chống viêm phổ biến được sử dụng trong trường hợp bạn đang đau gout cấp tính là thuốc chứa Corticoid và thuốc chống viêm steroid, colchicin. 

Tuy rằng nó sẽ giúp cho người bệnh kiểm soát được cơn đau nhưng nó sẽ gây ra những tác dụng phụ kèm theo đó như tiêu chảy, chóng mặt là thuốc meloxicam, etoricoxib, voltaren, piroxicam. Còn Corticoid sẽ làm tăng huyết áp, suy thận, đái tháo đường…cho nên khi dùng thuốc này bạn sẽ cần chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc hạ acid uric máu, ngăn ngừa biến chứng bệnh gout

Nhằm phòng ngừa không cho căn bệnh gút đó tái phát đột ngột thì việc dùng thuốc làm giảm acid uric máu sẽ giúp cơ thể bạn được ổn định hơn không còn phải bị mất ngủ vào mỗi đêm vì cơn đau nữa.

Bệnh nhân sẽ được dùng Allopurinol - Zyloric lưu ý đây là thuốc hay gây dị ứng còn không thì dùng Febuxostat loại này sẽ ít gây dị ứng hơn. Probenecid thuốc làm tăng thải acid uric qua thận chỉ nên dùng các mẫu thuốc trên khi bệnh nhân đã hết viêm khớp cấp tính

Xem thêm: Cách dùng cây sói rừng trị bệnh gout. Tại đây

2. Khi nào người bệnh nên đến gặp bác sĩ

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng của bệnh gout
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng cơ bản của bệnh gút

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ nhanh chóng khi phát hiện ra bản thân đang mắc những triệu chứng trên kèm theo đó là tay, chân nhức buốt khó chịu và bản thân không thể làm việc gì hiệu quả vì cơn đau cứ cản trở.

Tốt nhất là nên ghi lại ngày nào bản thân có triệu chứng của bệnh gout xong rồi theo dõi trong suốt 1 tuần liền nếu không thấy thuyên giảm thì bạn nên đến các bệnh viện gần nhất để được khám tổng quát một cách toàn diện.

Khi được khám nên nói bác sĩ là từ lúc nào mình bắt đầu thấy đau, bên cạnh đó thì việc ăn uống hay mình có dùng những loại thuốc gây ức chế tế bào nào không đây cũng được xem là tiền đề để bác sĩ có thể kết luận bệnh lý mà bạn đang mắc phải một cách dễ dàng hơn.

Bệnh gout tưởng chừng như là một cơn đau không chỉ khiến bạn bị hành hạ về thể xác mà tinh thần lẫn tâm trạng của bạn sẽ bị ảnh hưởng theo. Đơn giản khi đau bạn chẳng muốn làm gì hay nói đúng hơn là không thể làm gì chỉ biết ngồi thu mình và ôm lấy bộ phận đang bị đau nhức đấy.

Cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả

Để có thể yên tâm có một cuộc sống lành mạnh mà không lo sợ mắc phải bệnh gì kể cả là gút đi chăng nữa thì mọi người nhất là cánh đàn ông cần phải tuân theo những cách phòng ngừa sau đây:

1. Bổ sung các loại thực phẩm tốt

Trước tiên bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều purin như là lòng heo, tiết canh, thịt chó…những món ăn này không những không chứa dinh dưỡng mà còn chứa sán hoặc những vi khuẩn nào đó mà ta không biết khi chế biến không được kỹ càng.

Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ và nguồn protein thiết yếu từ trứng, sữa, các loại hạt. Uống các loại uống nước detox để cơ thể bạn được thanh lọc đồng thời loại bỏ được các độc tố ra ngoài cơ thể.

Ngoài ra một số câu hỏi về chế độ ăn kiêng cho người bệnh gout luôn được quan tâm. Trong đó có, Người bệnh gout có ăn được mì tôm không? Người bệnh gout có ăn được sữa chua không? Bị gout có được uống bia rượu hay không?...
Bổ xung các loại thực phẩm tốt cho người bệnh gout
Bổ xung các loại thực phẩm khoa học giúp kiểm soát, phòng ngừa và điều trị bệnh gout.

2. Kiểm soát cân nặng

Béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm mà ta cần kiên quyết phải cắt giảm. Điều chỉnh lượng cân nặng hợp lý giúp giảm tình trạng tăng acid uric cũng như là gia tăng thêm sức ép lên các khớp xương.

Hạn chế ăn dầu mỡ nhiều, thức ăn nhanh và nên ăn rau nhiều rau củ để giúp cho bạn không bị tăng cân.

3. Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh

Chịu khó tập thể dục vào mỗi buổi sáng, hít thở đều đặn và chạy bộ nếu có thể đồng thời tham gia các hoạt động ngoài trời nhằm nâng cao sức khỏe của bản thân cũng như tránh làm việc ở cường độ cao.

Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá mà nên uống trà hoa cúc để điều hòa cơ thể tốt hơn, tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại khác.

Xem thêm: Người bệnh gout có nên đi bộ không? Tại đây
Xem thêm: Người bệnh gout có nên tập gym không? Tại đây

4. Khám định kỳ

Khám định kỳ giúp phát hiện và điều trị bệnh gout
Người bệnh nên đi khám định kỳ trước và sau khi mắc hoặc khỏi bệnh gout để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Đây là một việc mà hầu như ai cũng nên làm cứ 6 tháng định kỳ bạn nên đến khám tại các bệnh viện để được kiểm tra một cách tổng quan hơn đề phòng những bệnh lý có thể xảy ra.

Đôi khi sẽ có nhiều căn bệnh bất thình lình xuất hiện mà nó không đem đến triệu chứng đặc biệt nào khiến bạn lầm tưởng đó là một cơn đau thông thường và bất chấp mua thuốc dùng mà không biết nó có hiệu quả hay không.

Cho nên hãy đến khám để bác sĩ chẩn đoán bằng nhiều loại xét nghiệm khác nhau và đề ra một phương pháp trị bệnh tích cực để bạn có thể nhanh chóng được phục hồi, khỏe hơn và có thể nâng cao chất lượng công việc.

--------------------------------

Thông tin liên hệ của chúng tôi:
Xương khớp Jex
Địa chỉ: 223 Lê Lợi, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: +84348395794
Web: https://xuongkhopjex.webflow.io/
Gmail: Xuongkhopjex@gmail.com

Instagram: https://www.instagram.com/xuong_khop_jex/

Twitter: https://twitter.com/JexKhop/

Tham khảo: Jex.com.vn

*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo dành cho người bệnh

Cuối cùng bài viết đã đưa ra tất cả các thông tin về bệnh gút về nguyên nhân bệnh xuất hiện cũng như những triệu chứng kèm theo đó để lỡ không may ai đó đang mắc phải cũng đừng quá lo lắng. Hãy chú ý đến sức khỏe của bản thân hàng ngày, đừng vì tham công tiếc việc mà ngó lơ bản thân mình bạn nhé.