Bị gout có được uống bia không? Câu trả lời từ chuyên gia trung tâm Xương Khớp Jex

Bị gout có được uống bia không là chủ đề nóng của rất nhiều bệnh nhân gút hiện nay, trên phương diện sức khỏe thì đây là một tác nhân hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe và tuyệt đối nên hạn chế. Vậy người bị gout uống bia được không? cùng xem chia sẻ về nguyên nhân cũng như tác hại mà bia mang đến cho người bệnh gout của trung tâm Xương Khớp Jex. 

Bài viết được tư vấn y khoa bởi ThS. Bs Trần V. B. Bảy - Giám đốc tư vấn y khoa về lĩnh vực chấn thương chỉnh hình thuộc trung tâm Xương Khớp Jex

Tổng quan về bệnh gút và bia

Tổng quan về viêm khớp gút

Cơn đau do bệnh gút
Cơn đau do bệnh gút gây ra

Bệnh gout (gút hay thống phong) là một bệnh lý mạn tính do rối loạn nhân purin gây ra. Purin trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric giúp tối đa hoạt động của não và chống oxy hóa. Tuy nhiên, khi nồng độ axit uric tăng lên quá cao khiến thận không thể lọc kịp qua nước tiểu. Các axit này tích tụ trong quanh các khớp và hình thành muối urat gây viêm, thứ sẽ tạo nên các cơn gút đau đớn cho người bệnh. 

Khi bạn gặp các dấu hiệu sau đây, có thể nghi vấn mắc bệnh gút:

  • Khớp bị đau đột ngột, dữ dội.
  • Khớp bị khó chịu kéo dài.
  • Vùng da quanh khớp bị viêm và đỏ.
  • Việc vận động bị hạn chế

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gút có rất nhiều, nhưng chủ yếu đến từ lối sống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều thực phẩm có purin cao, chức năng đào thải axit uric của thận bị suy giảm, biến chứng từ các cơ quan khác,...

Tổng quan về bia

Bia nói chung là một loại đồ uống có cồn được sản xuất bằng cách lên men các loại đường lơ lửng trong môi trường lỏng và dung dịch này sẽ không được chưng cất sau khi đã lên men. Nấu bia là cách gọi chung cho quá trình sản xuất bia. Tùy vào thành phần, cách nấu và khu vực mà hương vị cũng như màu sắc có những nét riêng biệt.

Thành phần chính có trong bia là nước, lúa mạch, hoa bia và men bia. Ngô và lúa gạo là phụ gia phổ biến vì chúng cho nhiều tinh bột, thứ sẽ chuyển hóa thành các loại đường dễ lên men và là yếu tố điều chỉnh nồng độ cồn. Trong bai chứa khoảng 3,5 đến 5% alcohol, ngoài ra còn chứa một lượng calo lớn, Ngoài ra trong bia còn chứa lượng lớn các chất đạm (khoảng 17 loại đạm khác nhau). vậy người bị gout có được uống bia không? hay người bị gút nên uống bia hay rượu? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp câu hỏi trên.

Bị gout uống bia được không?

Người bị gout có được uống bia không?

Gout là bệnh lý đang dần trở nên phổ biến hiện nay, xu hướng bệnh phát triển trẻ hóa. Theo số liệu của tổng cục thống kê công bố, trong năm 2020 số lượng bia tiêu thụ khoảng 1,3 lít / người. kết hợp với báo cáo nghiên cứu của các tổ chức sức khỏe tại Mỹ, người uống trên 2 lon bia mỗi ngày có nguy cơ cao mắc bệnh gút đến 75%.  

Cũng theo báo cáo đó, người bị bệnh sử dụng bia rượu có có nguy cơ tái phát bệnh cao hơn người không sử dụng rất nhiều. Tại Việt Nam, có đến khoảng 73% người mắc bệnh gút vẫn đang sử dụng chất gây nghiện này.

Việc không nên sử dụng rượu bia đối với người bị gout là do:

  • Tăng sản sinh axit uric: Bia được làm từ lúa mạch lên men, có hàm lượng protein lớn. Vì thế, việc bệnh nhân gút tiêu thụ quá nhiều bia sẽ khiến cơ thể hấp thụ nhiều protein, từ đó lượng axit uric trong máu tăng và bệnh dễ tái phát.
  • Cản trở việc đào thải axit uric ra khỏi cơ thể: Ethanol trong bia khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nhiều loại axit có hại, trong đó có axit axetic. Nó làm cản trở quá trình hòa tan của axit uric, dẫn đến việc đào thải ra ngoài cơ thể bị cản trở.
  • Suy giảm chức năng gan, thận: Gan và thận là 2 bộ phận quan trọng trong việc đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, bộ lọc tự nhiên của cơ thể người. tuy nhiên, bia rượu làm suy yếu đi chức năng của chúng. Từ đó, việc đào thải axit uric trở nên hạn chế.
Bị gout có được uống bia không?
Người bị gout có được uống bia không?

Từ 3 lý do trên, người mắc bệnh gút không nên uống bia. Trong một số trường hợp bất khả kháng, chỉ nên uống với lượng ít và bổ sung nhiều nước lọc sau khi dùng để quá trình đào thải bớt ra ngoài diễn ra dễ dàng hơn. Nếu trong tình trạng bắt buộc thì người bị gút nên uống bia gì? Các loại bia như: Heniken Silver,... các loại có độ cồn thấp sẽ ít ảnh hưởng đến tình trạng bệnh gout của người bệnh nhất.

Có thể người bệnh quan tâm: Bệnh gút có ăn được tôm không? tại đây

Các loại thức uống mà người bệnh gout nên uống?

Để giảm các đau đớn mà cơn gút mang lại, người mắc bệnh nên có lối sống lành mạnh, cùng chế độ điều trị đúng đắn. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ góp phần hạn chế lượng purin mà cơ thể hấp thụ.

Nước ép táo

Trong táo chứa nhiều Vitamin (E,A,C) cũng như các chất khoáng (canxi, selen, sắt, đồng,...), có khả năng phòng ngừa đột quỵ và các bệnh về tim mạch, duy trì cholesterol ở mức ổn định,...

Nguyên liệu cần có cho 1 ly nước ép táo

  • Táo: 4 quả
  • Đường: 4 muỗng cà phê
  • Chanh: nửa quả
  • Nước lọc: 0,1 lít

Các bước chế chiến

  • Bước 1: Lựa táo ngon, nhiều nước, mang về ngân với nước muối khoảng 15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Bước 2: Dùng tay cắt táo thành các hạt lựu vừa đủ ép, bỏ sạch phần hạt.
  • Bước 3: Cho táo vào trong máy ép, thêm đường, nước và chanh sau đó khởi động máy.

Nước lọc

Nước lọc là loại nước tốt nhất với cơ thể con người, nó giúp ít cho bộ máy của chúng ta được hoạt động toàn diện. Trong nước được lấy từ tự nhiên  thường có lẫn các tạp chất vì thế cần qua xử lý loại bỏ các tạp chất này để có được nước cuối cùng mà chúng ta uống. Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày sẽ làm đẹp da, hỗ trợ hệ tiêu hóa và các chức năng sinh lý khác.

Nước lọc giúp đào thải axit uric
Nước lọc giúp bệnh nhân gout có thể đào thải được axit uric

Nước dừa

Nước dừa là loại thức uống được ưa chuộng với người có nhu cầu giải khát ngay lập tức. Ngoài ra, nước dừa chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho da và sức khỏe nếu được uống với lượng vừa đủ. Lượng Vitamin và khoáng chất dồi dào trong nước dừa, đặc biệt là Kali sẽ giúp ít rất nhiều trong việc điều trị bệnh gout. Đối với các bạn sợ tăng cân cũng không cần quá lo lắng vì nước dừa cho ít calo và chất béo.

Xem thêm: Cách sử dụng nước dừa chữa bệnh gút tại đây

Nước ép anh đào

Anh đào chứa nhiều dưỡng chất dinh dưỡng cả vitamin và khoáng chất, nổi bật trong đó làm hàm lượng Vitamin A và Vitamin C dồi dào có lợi cho sức khỏe và làn da của bạn.

Nguyên liệu cần có cho 1 ly nước ép đào

  • Đào: 2 quả
  • Nước cốt chanh: 1 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 0,24 lít
  • Đường: 3 muỗng cà phê
  • Muối: 5g

Các bước chế biến

  • Bước 1: Pha loãng muối cùng nước sạch và bỏ quả anh đào vào ngâm khoảng 15 phút thì vớt ra rửa sạch lại với nước.
  • Bước 2: Gọt bỏ phần vỏ, thái đổi quả đào để bỏ hạt và cắt thành hạt lựu vừa đủ để ép.
  • Bước 3: Cho đào, nước lọc, đường, nước cốt chanh và 1 tý muối và máy để ép lấy phần nước.
Nước anh đào giúp ích cho người bệnh gout
Nước ép từ quả anh đào rất tốt cho người bệnh gút

Các loại thức uống người bệnh nên hạn chế

Đồ uống có ga hay nhiều đường

Một số nghiên cứu trên cộng đồng y khoa của Hoa Kỳ được đăng tải trên tờ Journal đã đưa ra mối quan hệ của nước ngọt đối với bệnh nhân gout. Theo đó, đường fructose chứa nhiều trong nước ngọt là nguyên nhân chính khiến tăng axit uric trong máu và gây ra bệnh gout. Bên cạnh đó nước ngọt có ga làm tăng lượng cholesterol tăng nguy cơ tăng cân và béo phì. Vì vậy người bệnh gút không nên sử dụng nước ngọt có ga thường xuyên. 

Nước ép từ hoa quả có hàm lượng đường cao

Đường fructose sau khi bị phân hủy có thể tạo ra axit uric trực tiếp trong cơ thể và làm tăng số lượng axit uric trong máu. Ngoài việc gây ra các biến chứng liên quan đến bệnh gút, đường fructose còn ức chế quá trình bài tiết ở gan và thận. Khiến việc đào thải axit uric trở nên khó hơn từ đó có thể các cơn gút cấp sẽ ghé thăm thường xuyên hơn.

Xem thêm: Bị gout có uống rượu vang được không? tại đây

Các lưu ý khi người bệnh gút phải uống rượu bia

Lưu ý cho người bệnh gout khi phải uống bia
Các lưu ý khi người bệnh bắt buộc phải uống rượu bia

Người bị gout uống bia được không và những lưu ý gì khi uống bia được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, việc uống bia đối với bệnh nhân gout là đều không nên, sẽ rất khó kiểm soát lượng axit uric mà bản thân nạp vào khi có hơi men. Từ đó, người bệnh dễ lao đầu theo cuộc vui và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, trước mắt là sự hành hạ của các cơn viêm khớp gút.

Dẫu vậy, trong việc giao tiếp xã hội, không tránh được đôi lần, người bị bệnh gút phải đụng đến bia rượu. Vậy đây sẽ là các lưu ý nếu bạn muốn tiêu thụ rượu bia:

  • Không nên sử dụng bia thường xuyên hoặc với số lượng lớn, đối với bệnh nhân gút đây là một lời chào mời các cơn gút tấn công trong 24h sau đó.
  • Nên hấp thụ nhiều nước để tăng kích thích thận thải độc.
  • Mồi nhậu nên có nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung kháng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.  
  • Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng purin cao trên bàn nhậu hoặc tránh việc ăn chúng.
  • Sử dụng thêm các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút từ thiên nhiên như: đậu xanh, lá tía tô, lá sa kê,...để tăng thêm công dụng trong đào thải axit uric.
Ngoài các bài thuốc trên thì người bệnh gút nên sử dụng các bài thuốc từ thiên nhiên như: lá vối trị gout, cây sói rừng, nước dừa, lá trầu, lá lốt

Cách phục hồi cho người bệnh gút

Cách phục hồi cho bệnh nhân gout
Tập yoga giúp bệnh nhân đẩy lùi được bệnh gút hiệu quả.

Người bệnh gút nên có chế độ ăn uống riêng và phù hợp với việc ổn định lượng axit uric trong máu, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng đủ dinh dưỡng khuyến nghị hằng ngày. 

  • Hạn chế các thực phẩm giàu đạm hoặc các thực phẩm có hàm lượng purin cao như: Thịt bò, hải sản, hàu, chả,...
  • Nên chuyển từ dầu ăn có nguồn gốc động vật sang dầu ăn thực vật, vừa tốt cho việc điều trị bệnh gút vừa tốt cho tim mạch.
  • Tăng cường rau quả tươi trong khẩu phần ăn để tăng lượng vitamin và khoáng chất tự nhiên cho cơ thể. 
  • Hạn chế vận động hay lười vận động chỉ khiến tình trạng bệnh chậm phục hồi hơn, thay vào đó hãy tăng cường các bài tập cường độ nhẹ, bài tập bổ trợ cho việc phục hồi bệnh tốt hơn. 

Bị gout có được uống bia không còn phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn có nghiêm trọng hay không. Bên cạnh đó, tăng cường dung nạp các chất cần thiết xoay quanh việc cắt giảm các chất khiến gút quay trở lại sẽ giúp bạn có thể nhấm nháp đôi ít rượu bia. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về cách chữa bệnh gút hay người bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì như: bệnh gout có nên uống bia,... Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới. Chúc người bệnh sức khỏe và hạnh phúc.

---------------------------------------------------------------------

Thông tin liên hệ của chúng tôi:
Xương khớp Jex
Địa chỉ: 223 Lê Lợi, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: +84348395794
Web: https://xuongkhopjex.webflow.io/
Gmail: Xuongkhopjex@gmail.com

Instagram: https://www.instagram.com/xuong_khop_jex/

Twitter: https://twitter.com/JexKhop/

Tham Khảo: Jex.com.vn