10+ cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quả dễ dàng tại nhà
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng bởi tính an toàn và thuận tiện của các nguyên liệu. Bên cạnh đó quá trình điều trị bệnh cũng rất dài nên sử dụng ngải cứu làm phương thức hỗ trợ trong quá trình chữa bệnh để tăng thêm hiệu quả sử dụng cũng được bác sĩ khuyến khích. Hãy cùng tìm hiểu về lá ngải cứu, thoát vị đĩa đệm, các cách trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu an toàn và khoa học nhất được các chuyên gia khuyên dùng dưới đây.
Lá ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm, có tên tiếng anh là Herniated Disc, gặp phải trên khoảng 20% dân số Việt Nam, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa ở lứa tuổi dưới 30. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng mà các đĩa đệm giữa các đốt sống bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây ra tình trạng đau do chèn lên các dây thần kinh và tủy sống.
Từ xưa, nhiều người đã dùng là ngải cứu để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Cây ngải cứu có vị đắng, cay và có tính ấm, thường được dùng để chữa các bệnh như: rong kinh, an thai, chữa đau bụng, cầm máu, giúp bổ máu...Trong tinh dầu của cây ngải cứu chứa các tinh dầu như: Monoterpen, sesquiterpen, các axit amin như adenini, cholin. Có tác dụng trong giảm đau, chống viêm, cầm máu hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị các bệnh xương khớp đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm.
Ngải cứu (có tên tiếng anh là: Wormwood, mugwort) là cây thân thảo thuộc họ hoa cúc. Thân cành mọc xum xuê, có rãnh và lông nhỏ; mặt trên của lá nhẵn có màu xanh lục sẫm và ít lông; mặt dưới của lá phủ lông nhung trắng. Cả cây có mùi thơm của thuốc nhưng hắc, mọc rải rác từ Bắc vào Nam và thường được trồng trong vườn và phát triển mạnh mẽ vào khoảng xuân - hè.
Với các công dụng của ngải cứu như vậy thì hoàn toàn có thể sử dụng để điều trị bệnh về thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là người bệnh có nên sử dụng bài thuốc này để chữa tình trạng thoát vị đĩa đệm tại nhà hay không?
Có nên sử dụng lá ngải cứu để chữa thoát vị đĩa đệm
Với những kiến thức trên thì người bệnh có nên sử dụng lá ngải cứu điều trị thoát vị đĩa đệm hay không? Theo bác sĩ Anh, Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng lá ngải cứu để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm tuy nhiên người bệnh không nên quá lạm dụng tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu.
Ngoài tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm, Ngải cứu còn có nhiều tác dụng chữa bệnh khác khi quá lạm dụng người bệnh có thể gây ngộ độc thần kinh, người bệnh có biểu hiện chân tay rung giật hoặc có thể là co giật, khi đã có các biểu hiện trên nhưng vẫn kéo dài sử dụng và sử dụng nhiều thì sẽ bị tổn thương não bộ, nói xàm, tê liệt.
Vì vậy người bệnh nên sử dụng ngải cứu để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh. Không nên quá lạm dụng và không sử dụng đây là bài thuốc chính trong chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân nên đến các trung tâm y tế để gặp các chuyên gia và khám chữa để có liệu trình điều trị bệnh hiệu quả nhất. Nếu người bệnh muốn sử dụng cây thuốc này để hỗ trợ điều trị thì có thể hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ để tránh tác dụng phụ khi kết hợp với thuốc điều trị đang dùng. Bên cạnh đó nên hỏi bác sĩ về liều lượng khi sử dụng cây thuốc ngải cứu phù hợp cho tình trạng bệnh của mình nhất.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Tùy vào tình trạng bệnh mà sẽ có những cách phối hợp với thuốc dùng để mang lại hiệu quả nhất. Có rất nhiều cách phối với ngải cứu để chữa bệnh từ hãm trà, chườm lá ngải cứu, cho đến các món ăn,...để người bệnh có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau không bị nhàm chán và quá khó chịu vì mùi vị hắc hắc của lá ngải cứu. Dưới đây là các cách phối hợp ngải cứu để trị thoát vị đĩa đệm cho người bệnh thoát vị.
1. Ngâm nước lá ngải cứu
Đây là cách điều trị bệnh tương đối đơn giản, nguyên liệu chỉ bao gồm: lá ngải cứu, muối hạt (cũng có thể là muối tinh). Người bệnh có thể sử dụng lá ngải cứu tươi hoặc khô tùy vào sở thích và tình trạng của người bệnh. Khi người bệnh không thể tự trồng được cây thuốc này, có thể mua các gói thuốc khô tại các nhà thuốc nam hoặc có thể tự phơi, rang khô lá ngải cứu tươi để dùng lâu dài. Cách làm nước ngải cứu để ngâm chân như sau:
Bước 1: Người bệnh nên ngâm lá ngải cứu với nước muối và rửa sạch lại với nước sạch để loại bỏ các chất bẩn trên lá. Đặc biệt phần lông nhung dưới lá rất dễ bám bụi bẩn.
Bước 2: Cho ngải cứu vào nồi, sau đó cho thêm nước vào và đun sôi trên bếp. Khi nước vừa sôi người bệnh bỏ thêm muối hạt vào và để sôi trong vòng 10 đến 15 phút.
Bước 3: Để cho nước ngải cứu bớt nóng, người bệnh có thể ngâm chân. Nên kết hợp với massage bàn chân để các tinh dầu trong lá dễ ngấm vào trong cơ thể. Ngâm chân trong từ 15 đến 20 phút là khoảng thời gian tối ưu.
Người bệnh lưu ý, không nên sử dụng nước quá nóng có thể dẫn đến bỏng da, nên thử nhiệt độ của nước trước khi cho chân vào để ngâm. Người bệnh ngâm ít nhất 1 lần mỗi ngày và nên làm liên tục trong vòng 3 tuần đến 1 tháng để có thể mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh thoát vị.
Nhiệt độ cao trong nước ngâm chân sẽ giúp cho các tinh dầu có thể ngấm vào cơ thể và tăng thêm tính dược lý của cây thuốc này, nên có thể hiệu quả nhanh đối với các triệu chứng tê chân tay, viêm khớp chân,... Ngoài tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm, khi ngâm chân với cây ngải cứu giúp máu được lưu thông tốt hơn, tinh thần được thoải mái hơn, người bệnh có thể ngon giấc và ngủ sâu hơn từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra còn có thể dùng lá ngải cứu để pha trà uống hằng ngày. Cách làm này rất đơn giản, cần chuẩn bị lá ngải cứu khô và nước sôi, lá ngải cứu khô người bệnh có thể mua tại các tiệm thuốc nam hoặc có thể phơi khô và bảo quản trong bịch kín để có thể sử dụng lâu và không bị hư hại. Cho ngải cứu khô vào ấm thêm 1 chút nước sôi, để trong vòng 30 giây và đổ nước đầu tiên đi, khi đổ hết nước đầu tiên đi thì tiếp tục cho nước sôi vào ấm. Nước cho vào tùy thuộc vào mức dùng của người bệnh, khi mới bắt đầu sử dụng nên cho lượng nước nhiều để giảm đi mùi khó chịu của lá ngải cứu. Để trà ngải cứu trong vòng 15 phút để ngải cứu tiết hết tinh dầu thì có thể dùng được.
Người bệnh cũng có thể sử dụng lá ngải cứu để nấu nước và uống thay nước lọc uống hằng ngày. Đối với cách này người bệnh không cần cho muối vào nước và cho lượng lá ngải cứu tươi/ khô một lượng ít để làm quen dần với mùi vị của nước sau đó có thể tăng dần lượng lá ngải cứu để tăng công dụng chữa bệnh. nên sử dụng nước ngải cứu ấm ấm để có thể dễ uống nhất và có mùi thơm hơn.
Với các cách trên tuy khó sử dụng vì chỉ có vị thuốc đơn duy nhất là lá ngải cứu nhưng người bệnh nên kiên trì sử dụng từ 1 đến 2 tháng thì mới có thể có hiệu quả. Nếu Cảm giác nhàm chán với những cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu trên thì người bệnh có thể tham khảo các cách điều trị khác dưới đây.
2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng chườm ngải cứu và muối hạt
Đây cũng là cách được nhiều bệnh nhân sử dụng bởi tính đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Cách làm đơn giản như sau:
- Làm sạch ngải cứu bằng cách ngâm nước muối và rửa lại với nước, sau đó để cho ngải cứu ráo. Nên giã dập cho ngải cứu dễ tiết ra tinh dầu hơn, người bệnh cũng có thể xay nhuyễn lá.
- Bắt chảo lên bếp, cho lá ngải cứu đã giã dập và muối vào để rang lên. Khi hỗn hợp khô lại thì tắt bếp.
- Để hỗn hợp ấm vừa, đắp trực tiếp lên vùng đau do thoát vị đĩa đệm, sau đó lấy băng thun để băng lại, đắp trong khoảng 30 - 45 phút thì có thể tháo băng. Người bệnh cũng có thể sử dụng túi chườm, cho hỗn hợp vào túi và chườm lên cùng đau, khi thuốc nguội có thể trở mặt túi lại và tiếp tục chườm.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên đắp hoặc chườm ít nhất 1 lần mỗi ngày, kiên trì sử dụng để mang lại hiệu quả. Hỗn hợp muối và lá ngải cứu trước khi đắp lên da phải kiểm tra nhiệt độ thích hợp để không khiến bỏng vùng bị đau, nhiệt độ thích hợp là từ 40 đến 50 độ c.
Muối được xem như là thuốc dẫn để đưa các tinh chất ngải cứu vào để chữa bệnh, bên cạnh đó muối còn có tác dụng chống viêm hỗ trợ trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Khi muối kết hợp cùng với ngải cứu dưới tác động của nhiệt độ có thể tăng lưu thông máu, giảm đau kháng viêm, bên cạnh đó còn có thể xoa dịu cơ, cải thiện tình trạng đau do thoát vị đĩa đệm.
3. Sử dụng giấm gạo và lá ngải cứu trị thoát vị đĩa đệm
Cũng tương tự như cách chườm ngải cứu và muối, muối đã được thay thế bởi giấm gạo. Giấm gạo giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi, chống viêm, chống lão hóa, tinh thần sảng khoái và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Khi kết hợp ngải cứu và giấm gạo dưới tác dụng nhiệt sẽ hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, giúp xương chắc khỏe, chống viêm, giảm đau, tăng tuần hoàn máu. Cách làm tương tự như sau:
- Ngâm ngải cứu với nước muối và rửa sạch với nước để loại bỏ các bụi bẩn bám trên lá, sau đó để cho lá ngải cứu ráo nước.
- Giã nhuyễn lá ngải cứu, bệnh nhân cũng có thể sử dụng máy xay để xay nhuyễn
- Cho ngải cứu xay nhuyễn lên bếp cùng với giấm gạo, khuấy đều. Khi hỗn hợp trên đã ráo nước thì tắt bếp và để cho bớt nóng
- Chườm hỗn hợp trên lên vùng bị đau trong vòng từ 25 đến 30 phút hoặc đến khi hỗn hợp thuốc nguội hoàn toàn. Tương tự như trên thì bệnh nhân cũng có thể sử dụng túi chườm để bỏ thuốc vào và chườm lên vùng thoát vị.
Nên để thuốc ấm ấm để không gây bỏng vùng được chườm lên, nhiệt độ phù hợp để đắp thuốc là 40 đến 50 độ c. Bệnh nhân nên thực hiện ít nhất 1 lần trên ngày, và nên thực hiện liên tục trong vòng 2 tháng để mang lại hiệu quả cao trong chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu.
4. Rượu và lá ngải cứu
Rượu cũng giống như giấm gạo có tác dụng giảm đau, khử trùng, kháng viêm, lưu thông máu. Tác dụng cải thiện đau nhức do thoát vị đĩa đệm, chân tay tê bì được đẩy lên cao khi kết hợp giữa rượu thuốc và ngải cứu. Rượu còn đóng vai trò như là chất dẫn, đưa các bài thuốc đến đúng địa chỉ của bệnh. Cách làm của bài thuốc này như sau:
- Rửa sạch ngải cứu bằng nước muối và nước để cho sạch đi bụi bẩn, sau đó hong cho ráo nước. Khi lá đã khô nước cho vào máy xay để xay nhuyễn, hoặc cùng có thể dùng cối để giã nhuyễn lá thuốc.
- Khoáy ngải cứu đã xay với rượu trắng và cho lên chảo để để rang. Khi hỗn hợp đã ráo nước thì có thể tắt bếp và chườm lên vùng da bị đau. Ngoài cách chườm trực tiếp người bệnh cũng có thể dùng túi chườm để đựng hỗn hợp thuốc và chườm lên vùng bị đau. Thời gian chườm từ 30 đến 45 phút là tốt nhất.
Người bệnh nên lưu ý như sau, để cho hỗn hợp thuốc ở nhiệt độ từ 45 đến 50 độ để tránh tình trạng bỏng da. Với túi chườm bệnh nhân có thể trở mặt của túi để tiếp tục chườm. Rượu được sử dụng ở đây nên là rượu trắng 45 độ và ngải cứu đối với phương thức này không nên dùng khô vì nó sẽ không thể tiết ra được hết các chất. Và cuối cùng, tùy thuộc vào cơ địa của người dùng mà bài thuốc này sẽ có hiệu quả nhanh hay chậm, người bệnh nên kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng, mỗi ngày chườm ít nhất 1 lần thì mới có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh.
5. Bài thuốc từ ngải cứu và mật ong
Mật ong là nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, trong mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và nhiều thành phần khác có tác dụng chữa bệnh. Các bệnh sử dụng nhiều mật ong để điều trị có thể kể đến như ho, bỏng, trào ngược dạ dày, đái tháo đường, làm lành vết thương, dưỡng da mặt,...
Khi kết hợp với ngải cứu sẽ mang đến hiệu quả cao trong cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu. Mật ong có tính kháng viêm, giảm đau, làm lành vết thương, như vậy sẽ bổ trợ cho ngải cứu trong điều trị thoát vị. Bên cạnh đó, mật ong cũng làm giảm đi vị đắng và tính khó chịu của ngải cứu khi sử dụng. Cách làm bài thuốc này cũng tương đối đơn giản, cùng theo dõi cách dưới đây:
Bước 1: Lượng ngải cứu cần chuẩn bị để thực hiện là 200 gram và 1 ít muối. Loại bỏ bụi bẩn của ngải cứu bằng nước muối và nước, sau đó phơi ráo nước. Xay nhuyễn ngải cứu và muối, nên sử dụng thêm 1 chút nước ấm hoặc nước sôi để nguội để dễ xay và uống.
Bước 2: Lọc hỗn hợp ngải cứu đã xay, bỏ bã, cho 100 ml mật ong khuấy đều là có thể dùng được. Chia hỗn hợp trên uống trong ngày, bệnh nhân có thể bảo quản trong tủ và cũng có thể hâm nóng lại để cho dễ uống hơn.
Người bệnh nên sử dụng ít nhất 1 lần mỗi ngày và nên sử dụng hết trong 1 lần làm để đảm bảo các tính chất trong bài thuốc này được bảo tồn. Nếu quá khó sử dụng người bệnh nên tăng lượng nước và giảm lượng lá ngải cứu để cho dễ uống và dần dần tăng tỷ lệ lá ngải cứu trong bài thuốc lên.
6. Rượu trắng, vỏ bưởi, vỏ chanh và lá ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Hai nguyên liệu là vỏ bưởi, vỏ chanh rất thông dụng với đời sống hằng ngày tuy nhiên cũng có thể dùng để làm bài thuốc chữa được thoát vị đĩa đệm. Bài thuốc này rượu có tác dụng là dung dịch để các hợp chất trong ngải cứu, vỏ chanh và vỏ bưởi tiết ra. Ngoài ra, công dụng của rượu cũng được nhắc đến là chất dẫn để dẫn truyền các chất đến vị trí chỗ đau.
Vỏ chanh, vỏ bưởi có chứa các hợp chất kháng sinh tự nhiên cho xương khớp, sát trùng, chống viêm, làm dịu các cơn đau do dây thần kinh bị chèn ép. Bên cạnh đó vỏ chanh, bưởi còn giúp giảm cholesterol, stress, tăng cường hệ miễn dịch. Cách làm của bài thuốc này như sau:
- Rửa sạch lá ngải cứu, vỏ chanh và bưởi bằng nước muối sau đó để ráo. Thái nhỏ các nguyên liệu trên. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng lá ngải cứu khô, vỏ bưởi và vỏ chanh khô.
- Sao các nguyên liệu trên trên bếp cho đến khi vàng, cho các nguyên liệu trên vào bình và đổ rượu vào. Bình để đựng nên sử dụng là bình thủy tinh, hoặc gốm và rượu nên sử dụng là rượu cao độ phải từ 70 độ trở lên để mang đến chất lượng nhất cho bài thuốc.
- Đậy kín nắp và ngâm trong vòng từ 5 đến 10 ngày để các chất trong nguyên liệu có thể tiết ra thì mới có thể sử dụng.
Mỗi lần sử dụng khoảng 20 đến 40ml rượu, nên dùng theo mỗi ngày 1 lần sau ăn tối. Người dùng không nên quá sử dụng nhiều sẽ không mang lại hiệu quả cao. Thời hạn sử dụng bài thuốc này là trong 1 tháng, sau 1 tháng có thể sẽ sinh độc tố vì vậy nên chuẩn bị lượng nguyên liệu vừa phải, đủ để sử dụng trong 1 tháng.
7. Kết hợp ngải cứu, diệp hạ châu (cây chó đẻ), lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm
Ngoài ngải cứu thì cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là bài thuốc cũng được nhiều người tin tưởng và sử dụng. Diệp hạ châu hay còn gọi là cây chó đẻ, có tính mát, tác dụng tiêu viêm, sát trùng hỗ trợ tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Khi kết hợp cả ba liều thuốc này lại với nhau sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu. Cách làm của bài thuốc này rất đơn giản:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên với nước muối và nước sạch, sau đó để cho các cây thuốc trên ráo nước. Cắt nhuyễn các nguyên liệu trên hoặc bệnh nhân cũng có thể xay các cây trên.
- Cho hỗn hợp các cây nhuyễn trên lên bếp để rang, Khi thấy hôn hợp ráo thì có thể tắt bếp và để nguội.
- Dùng hỗn hợp trên đắp lên da hoặc cũng có thể dùng vải để bọc thuốc và chườm lên vùng bị đau.
Một số lưu ý cho người bệnh, phải để nhiệt độ của hỗn hợp trên ở khoảng giữa 45 đến 55 độ để có tác dụng hiệu quả, ngoài ra cũng nhằm tránh bỏng vùng bị đau. Tần suất sử dụng của phương pháp này ít nhất là 1 lần mỗi ngày và nên kiên trì trong vòng từ 1 đến 2 tháng để có thể nhận thấy được tác dụng hiệu quả của nó.
8. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu, rượu trắng, đậu đen và gừng
Đây là những nguyên liệu hoàn toàn quen thuộc trong đời sống hằng ngày của mọi người bệnh. Đậu đen có tác dụng giúp giảm đau, tiêu sưng, kháng viêm bên cạnh đó còn an toàn trong quá trình chữa bệnh. Gừng có tác dụng tăng lưu thông máu, giảm căng thẳng, giảm cholesterol, giúp cơ thể được thư giãn, giúp giảm đau. Tuy bài thuốc này nhiều nguyên liệu nhưng cách chế biến của nó hoàn toàn hết sức đơn giản. Cách làm như sau:
- Rửa các nguyên liệu trên rồi để ráo nước, đối với gừng thì có thể không gọt vỏ nhưng nên cắt lát mỏng để dễ dàng thực hiện. Tỷ lệ các nguyên liệu lần lượt là 50 gram đậu đen, 50 gram gừng tươi, 30 gram lá ngải cứu và khoảng 45ml rượu trắng 40 độ.
- Cho các nguyên liệu bao gồm ngải cứu, đậu đen và gừng cắt lát lên chảo để sao cho đến khi vàng thì tắt bếp và để nguội.
- Giã nhuyễn các nguyên liệu trên sau đó cho rượu trắng vào cùng, trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau.
- Dùng để đắp lên vùng bị đau do thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cũng có thể dùng túi vải để bọc thuốc và đắp lên vùng đau.
Liều dùng của bài thuốc này là 1 lần mỗi ngày và dùng liên tục trong vòng 1 tháng, có thể chườm vào bất cứ thời gian nào thấy thoải mái nhất. Đối với các bài thuốc không sử dụng nhiệt để cho thuốc dễ ngấm vào cơ thể thì rượu có thể là phương thức hữu hiệu để tăng thêm tác dụng của thuốc.
9. Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm với ngải cứu, quế, gừng
Gừng và quế trong bài thuốc này đều có tính ấm, vị cay, có tác dụng chống viêm, giảm đau do tình trạng thoát vị đĩa đệm, chống suy nhiệt cơ thể, giải tỏa căng thẳng và giúp thư giãn. Dưới đây là cách giúp chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và các nguyên liệu trên:
- Tỷ lệ các nguyên liệu cần chuẩn bị như sau: 8 gram quế, 100 gram ngải cứu, ít gừng tươi. Sử dụng nước muối để rửa sạch các nguyên liệu trên, với gừng nên gọt vỏ, cắt lát và sử dụng từ 3-4 lát.
- Cho các nguyên liệu trên vào ấm với 6 hoặc 7 bát (chén) nước, sắc đến khi nước trong ấm còn lại 3 bát (chén) nước.
Nên uống nóng để dễ uống và các hiệu quả cao trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Chia nước thuốc trên thành các lần uống trong ngày, mỗi lần nên sử dụng 1 bát. Vì quá trình điều trị thoát vị kéo dài nên người bệnh kiên trì sử dụng thuốc để mang lại hiệu quả như mong đợi.
10. Trứng chiên ngải cứu
Ngoài các phương pháp như được trình bày ở trên người bên còn có thể tận dụng lá thuốc này trong ẩm thực hằng ngày để tăng thêm công dụng trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu. Dưới đây là cách làm trứng chiên (rán) ngải cứu, cách làm vô cùng đơn giản:
- Lựa các lá ngải cứu còn non, hoặc gần với phần ngọn hơn để không bị dai khi ăn. Rửa sạch lá với nước muối và nước để loại bỏ bụi bẩn bám trên lá, sau đó để cho lá ráo nước.
- Thái nhỏ lá ngải cứu, cho vào tô cùng với 2 -3 quả trứng gà ta, sau đó cho thêm một chút hành lá đã cắt vào cùng đánh lên, nêm gia vị.
- Cho chảo lên bếp và thêm một chút dầu ăn, khi dầu ăn nóng thì có thể cho thêm hỗn hợp trên vào rán, đậy nắp và đợi trứng chín.
Người bệnh dùng trứng chiên ngải cứu với cơm nhưng nên lưu ý một số điều sau đây. Không nên cho dầu ăn quá nhiều, chỉ nên vừa đủ để chiên, gia vị nêm cũng không nên cho mặn quá vì nhiều mỡ và mặn sẽ không tốt cho sức khỏe của người bệnh thoát vị đĩa đệm. Trứng chứa nhiều protein, rất tốt trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm của người bệnh, kết hợp cùng lá ngải cứu sẽ giúp tăng hiệu quả hơn trong quá trình điều trị.
11. Chả đậu hũ ngải cứu trị thoát vị đĩa đệm cho người ăn chay
Món ăn này tương đối đơn giản khi chế biến, các nguyên liệu bao gồm: đậu hũ, lá ngải cứu và hạt nêm. Cách làm món chả đậu hũ ngải cứu chay trị thoát vị này như sau:
- Rửa sạch lá ngải cứu và đậu hũ bằng ngải cứu bằng nước muối, sau đó để ráo nước
- Bóp nhuyễn đậu hũ và thái nhỏ ngải cứu, sau đó trộn với nhau, thêm một chút hạt nêm chay. Tạo thành các viên tròn và bẹt để dễ dàng chiên.
- Cho lượng dầu vừa phải vào chảo, để dầu nóng và cho chả đã tạo hình vào chiên. Khi đã chiên giòn thì lấy ra để cho thấm hết dầu ở chả là có thể sử dụng được. Khi ăn chấm với nước tương hoặc tương ớt cho người ăn chay.
Đậu hũ có nhiều chất đạm thực vật dành cho người ăn chay, chất đạm này rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì vậy chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu cũng là món ăn tốt cho người ăn chay. Nhưng người bệnh nên chú ý không nên nêm nếm hoặc ăn uống quá mặn, như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe của người bệnh.
12. Món ăn trị thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu hầm với gà ác
Nguyên liệu của món ăn này phức tạp hơn, tuy nhiên có thể mua tại các cửa hàng thuốc nam. Món ăn này phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt bồi bổ sức khỏe cho người ốm yếu, người già người làm việc nhiều. Bên cạnh đó nó còn hỗ trợ trong điều trị các bệnh về xương khớp trong đó có điều trị thoát vị đĩa đệm.
Các nguyên liệu của món ăn này đơn giản như sau: Ngải cứu, gà đen (gà ác), gừng, muối, hạt nêm, gói gia vị thuốc bắc (trong đó bao gồm: Hạt sen, táo đỏ, kỷ tử, hoài sơn, hoàng kỳ, ý dĩ, thục địa, bạch chỉ, đương quy. Bệnh nhân có thể mua gói gia vị này trên các trang thương mại điện tử, các cửa hàng thuốc nam hoặc cũng có thể tự chuẩn bị để mang lại sự an toàn). Các bước làm như sau:
- Xát muối vào gà, rửa sạch và chặt thành các miếng nhỏ hoặc có thể để nguyên con. Gừng nên rửa sạch, thái lát hoặc đạp dập để cho thơm và khử mùi của gà khi nấu.
- Cho gà, gừng, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, thêm gia vị thuốc bắc vào ướp trong vòng 30 phút đến 1 tiếng.
- Trong lúc đợi gà ướp xong thì có thể rửa sạch lá ngải cứu với nước muối và nước sạch, sau đó thải nhỏ 1 lượng vừa đủ nhét vào phía trong con gà. Phần còn lại để lên phía trên của gà khi nấu.
- Sau khi ướp xong, cho khoảng 2-3 tô nước vào nồi thịt gà đã ướp sao cho xăm sắp gà là được, không nên để nước quá nhiều so với gà. Đun sôi, khi thấy bọt nổi lên thì có thể vớt ra. Sau đó cho lửa nhỏ, tiếp tục hầm trong vòng 30 đến 45 phút. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng nồi áp suất hoặc nồi cơm điện để hầm gà. Khi hầm xong người bệnh nên để bớt nóng thì nên ăn ngay sẽ ngon hơn so với để nguội.
Có thể bạn quan tâm: Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng quả đu đủ hiệu quả
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là bài thuốc dân gian phổ biến và lành tính tuy nhiên người bệnh nên tham khảo các lưu ý dưới đây nhé:
- Không nên sử dụng lá ngải cứu là bài thuốc chính trong điều trị thoát vị đĩa đệm, mà nên có sự trợ giúp của các chuyên gia bác sĩ trong việc điều trị. Chỉ nên sử dụng lá ngải cứu để điều trị các trường hợp nhẹ hoặc là thuốc bổ trợ trong điều trị thoát vị đĩa đệm.
- Nên dùng bổ trợ vào quá trình điều trị sau khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trong ngành để tránh tình trạng các tinh chất ngải cứu tác dụng ngược lại với thuốc khiến bệnh thêm phức tạp.
- Không nên quá lạm dụng thuốc từ ngải cứu, bất cứ thứ gì khi quá lạm dụng sẽ không tốt. Khi quá lạm dụng sẽ gây ra buồn nôn, co giật, rối loạn nhịp tim, tinh thần bất định.
- Không chứa đối với người bệnh có tiền sử gan, thận, người bị dị ứng với các thành phần của ngải cứu, mẹ bỉm sữa, trẻ em dưới 18,... Khi sử dụng thấy các triệu chứng bất thường người bệnh nên ngừng sử dụng và nhận sự hỗ trợ từ chuyên gia.
Cách chăm sóc và phục hồi cho người bệnh thoát vị đĩa đệm
Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên lưu ý các vấn đề chăm sóc sau đây để mang lại hiệu quả tối ưu:
- Thường xuyên rèn luyện thân thể như đi bộ, tập các bài yoga phù hợp, thiền tịnh,... để tăng khả năng hoạt động của xương khớp
- Ngồi, vận động đúng tư thế, hạn chế các vận động mạnh không tốt cho xương khớp, không ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ dễ tổn thương đĩa đệm hơn. Không nên đứng hoặc ngồi quá đột ngột sẽ không tốt cho xương khớp.
- Bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể để mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh, đặc biệt các món ăn giúp tăng cường chức năng của cơ xương khớp như các chất giàu đạm, giàu canxi, omega 3, vitamin,... Nên hạn chế ăn các thức ăn nhanh, các thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, thực phẩm nhiều giàu mỡ.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là bài thuốc dân gian được nhiều người sử dụng, tuy nhiên nó cũng có nhiều các tác dụng phụ khi thực hiện. Vì vậy để có hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị, người bệnh nên hỏi ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ để có những phác đồ điều trị tốt nhất sớm đánh bay được thoát vị.
-----------------------------------
Thông tin liên hệ của chúng tôi:
Xương khớp Jex
Địa chỉ: 223 Lê Lợi, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: +84348395794
Web: https://xuongkhopjex.webflow.io/
Gmail: Xuongkhopjex@gmail.com